Đau tinh hoàn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau tinh hoàn là tình trạng đau xảy ra ở xung quanh hoặc ở trong một hay hai tinh hoàn do nhiều nguyên nhân gây ra. Mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Đau tinh hoàn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Đau tinh hoàn là tình trạng đau xảy ra xung quanh hoặc ở trong một hay hai tinh hoàn. Đôi khi cơn đau có thể xuất phát từ háng hoặc bụng và lan xuống tinh hoàn.

Ngoài ra, đau ở bìu cũng có thể liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác, như xoắn tinh hoàn hoặc bệnh lây qua đường tình dục. Nếu không điều trị, bìu và tinh hoàn sẽ bị tổn thương không thể hồi phục được. 

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu:

Bạn thấy có một cục u ở bìu Bạn sốt Bìu đau, đỏ hoặc ấm khi chạm vào Bạn gần đây có tiếp xúc với người bị quai bị

Gọi cấp cứu ngay nếu cơn đau tinh hoàn:

Xuất hiện đột ngột hoặc nghiêm trọng Xảy ra cùng với ói mửa hoặc buồn nôn Do một chấn thương gây ra hoặc bị sưng sau 1 giờ chấn thương

2. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ở tinh hoàn, từ nhiễm trùng đến chấn thương. Đôi khi tình trạng này có thể là một vấn đề y tế cần được điều trị khẩn cấp.

Sau đây là một số nguyên nhân gây đau tinh hoàn như:

Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng nhiễm trùng ở mào tinh hoàn, với các triệu chứng sau:

Cơn đau tăng dần Bìu ấm khi chạm vào Sưng

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, như chlamydia lậu, có thể gây viêm mào tinh hoàn. Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể dẫn đến bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để điều trị tình trạng viêm này.

Thoát vị

Thoát vị xảy ra khi mô đẩy qua một khu vực yếu của cơ bụng. Thoát vị bẹn là loại thoát vị có thể đè vào bìu, gây đau và sưng tinh hoàn.

Để giúp giảm đau, các bác sĩ có thể đẩy thoát vị bẹn trở lại vị trí ban đầu. Nếu không hiệu quả, họ có thể làm phẫu thuật để sửa chữa thoát vị.

Sỏi thận

Sỏi thận có thể gây đau lan tỏa đến tinh hoàn. 

Các triệu chứng khác có thể liên quan đến sỏi thận bao gồm:

Nước tiểu có máu Nóng rát khi đi tiểu Buồn nôn Đau ở đầu dương vật Đau nhói, co thắt cơ có thể lan từ lưng đến háng Đi tiểu thường xuyên Nôn

Đối với các sỏi thận nhỏ, bác sĩ có thể sẽ để cơ thể người bệnh tự thải ra ngoài. Tuy nhiên, nếu sỏi không ra ngoài sau một thời gian hoặc người bệnh có các triệu chứng nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt hoặc chảy dịch, họ sẽ tìm cách điều trị càng sớm càng tốt.

Các phương pháp điều trị có thể bao gồm phẫu thuật để loại bỏ sỏi hoặc sóng xung kích để phá vỡ sỏi.

Viêm tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm tinh hoàn. Các triệu chứng của viêm tinh hoàn có thể bao gồm:

Mệt mỏi Sốt Buồn nôn Đau tinh hoàn Sưng ở một hoặc cả hai tinh hoàn Nôn

Người bệnh nên lập tức điều trị viêm tinh hoàn ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh. Đôi khi cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức phải được cấp cứu ngay.

Phương pháp điều trị viêm tinh hoàn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu nguyên nhân là do virus, họ có thể đề nghị các phương pháp điều trị hỗ trợ, chẳng hạn như thuốc giảm đau không kê đơn, nghỉ ngơi và kê cao bìu.

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là một tình trạng y tế nghiêm trọng xảy ra khi tinh hoàn xoắn quanh dây tinh trùng. Dây tinh trùng mang tinh trùng từ tinh hoàn đến niệu đạo.

Thông thường, xoắn tinh hoàn là tình trạng phổ biến ở nam giới trẻ tuổi, thường là những người dưới 25 tuổi.

Các triệu chứng liên quan đến xoắn tinh hoàn bao gồm:

Buồn nôn Bìu đỏ hoặc sẫm màu Đau đột ngột, dữ dội xảy ra ở một bên của bìu Sưng bìu Nôn

Cơn đau do xoắn tinh hoàn không phải lúc nào cũng đột ngột. Một số người sẽ trải qua cơn đau với mức độ nghiêm trọng dần dần trong vài ngày.

Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở bên trái hơn bên phải.

Việc điều trị bao gồm phẫu thuật để điều chỉnh xoắn tinh hoàn. Trong một số ít trường hợp, nếu bác sĩ phẫu thuật không thể sửa chữa, họ có thể cắt bỏ tinh hoàn.

Thông thường, xoắn tinh hoàn chỉ ảnh hưởng đến một tinh hoàn, do đó việc loại bỏ nó không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.

Khối u tinh hoàn

Một khối u tinh hoàn có thể gây đau và sưng ở vùng tinh hoàn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

Cơn đau âm ỉ ở háng Khối u trong tinh hoàn Sưng tinh hoàn

Các triệu chứng của khối u tinh hoàn có thể giống với một số tình trạng khác ảnh hưởng đến nam giới, chẳng hạn như thoát vị bẹn và viêm mào tinh hoàn. Do đó, bác sĩ sẽ cho làm một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng này. 

Chấn thương

Một lực đánh vào tinh hoàn có thể gây ra vết bầm tím, đau và sưng ở khu vực này. Tinh hoàn cũng có thể vỡ hoặc phát triển thành khối tụ máu. Một khối tụ máu xảy ra khi các vũng máu nằm xung quanh tinh hoàn và đè vào nó, ảnh hưởng đến lưu lượng máu.

Nếu một người bị một lực đánh vào tinh hoàn và cảm thấy đau kèm sưng, tốt nhất là nên đến bệnh viện ngay.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là các tĩnh mạch lớn hoặc xoắn bất thường trong tinh hoàn. Đôi khi tình trạng này không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Người bệnh có thể nhận thấy cơn đau tinh hoàn trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động thể chất hoặc qua nhiều ngày. Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một người.

Các bác sĩ không biết nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng họ thường có thể điều trị bằng phẫu thuật.

3. Điều trị

Những phương pháp nào giúp điều trị đau tinh hoàn?

Đối với các cơn đau nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà mà không cần chữa tại bệnh viện. Các biện pháp tại nhà bao gồm:

Chườm đá để giảm sưng ở bìu Tắm bằng nước ấm Cuộn tròn một chiếc khăn và đặt dưới bìu trong khi bạn nằm để giúp giảm đau Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen

Đối với tình trạng đau nghiêm trọng, bạn sẽ phải đến gặp bác sĩ. Họ sẽ tiến hành kiểm tra bụng, háng và bìu để xác định nguyên nhân gây đau. Ngoài ra, họ cũng sẽ hỏi bạn về các tình trạng sức khỏe đang mắc và các triệu chứng xuất hiện để xác nhận chẩn đoán.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ đề nghị một số xét nghiệm khác, như:

Siêu âm tinh hoàn và túi bìu Xét nghiệm nước tiểu Nuôi cấy nước tiểu Kiểm tra dịch tiết từ tuyến tiền liệt

Sau khi đã xác định nguyên nhân gây đau, họ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị như:

Kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn Phẫu thuật để điều chỉnh lại tinh hoàn nếu bạn bị xoắn tinh hoàn Thuốc giảm đau Phẫu thuật để giảm dịch tích tụ trong tinh hoàn

Đau tinh hoàn có nguy hiểm không?

Bác sĩ có thể điều trị thành công hầu hết các trường hợp đau ở tinh hoàn. Các trường hợp nhiễm trùng không được điều trị như chlamydia hoặc một tình trạng nghiêm trọng như xoắn tinh hoàn có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho tinh hoàn và bìu.

Các tổn thương này có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng sinh sản của người bệnh. Xoắn tinh hoàn dẫn đến hoại thư có thể gây nhiễm trùng trên khắp cơ thể và nguy hiểm đến tính mạng.

4. Phòng ngừa

Thực tế, không phải tất cả trường hợp đau ở tinh hoàn đều phòng ngừa được. Tuy nhiên, một số cách có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc tình trạng này như:

Mang đồ bảo hộ để phòng ngừa chấn thương tinh hoàn trong khi chơi thể thao Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su Kiểm tra tinh hoàn 1 lần mỗi tháng để sớm phát hiện những thay đổi bất thường ở khu vực này Cố gắng làm trống bàng quang sau mỗi lần đi tiểu để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đau tinh hoàn, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:06/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM