Bệnh đau nửa vùng bụng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

 Đau nửa vùng bụng là tình trạng khiến cho nửa vùng bụng bị đau đớn, là một phản ứng đối với các nguyên nhân gây đau nửa đầu, gây buồn nôn. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh đau nửa vùng bụng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh đau nửa vùng bụng là gì?

Đau nửa vùng bụng là tình trạng khiến cho nửa vùng bụng bị đau đớn, đồng thời gây đau nửa đầu. Bệnh có thể làm buồn nôn, chuột rút và nôn mửa.

Nếu trong gia đình có người mắc tình trạng này thì trẻ nhỏ cũng sẽ có nguy cơ mắc.

Trẻ bị chứng đau nửa vùng bụng thường bị đau nửa đầu khi lớn lên. Đau nửa bụng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ em và thanh thiếu niên. Chứng đau nửa vùng bụng cũng thường xảy ra ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng nặng có thể xảy ra với người trưởng thành. Đôi khi, chúng được gọi là đau nửa dạ dày hoặc chứng migraine dạ dày.

Đau nửa bụng thường không được chẩn đoán ở người lớn. Do đó, khi đàn ông và phụ nữ trưởng thành trải qua các triệu chứng trên, bác sĩ sẽ xem xét các hội chứng hoặc rối loạn khác đầu tiên, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc không dung nạp lactose.

2. Triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau nửa vùng bụng là gì?

Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng của chứng đau nửa bụng. Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu là đau bụng giữa. Một số dấu hiệu và triệu chứng khác của tình trạng này bao gồm:

  • Cảm thấy buồn nôn;
  • Mặt nhợt nhạt hoặc đỏ bừng;
  • Ngáp, buồn ngủ hoặc ít năng lượng;
  • Thèm ăn hoặc không ăn được;
  • Có quầng thâm dưới mắt;
  • Chứng đau nửa vùng bụng thường đột ngột và khá trầm trọng. Chúng có thể xuất hiện mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo. Cơn đau có thể sẽ biến mất sau một giờ hoặc kéo dài đến 3 ngày.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đau nửa vùng bụng?

Nguyên nhân gây ra chứng đau nửa vùng bụng vẫn còn chưa rõ. Một giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do những thay đổi về mức độ của histamine và serotonin trong cơ thể. Theo các chuyên gia, buồn hoặc lo lắng có thể ảnh hưởng đến các chất này.

Thực phẩm như sô-cô-la, thực phẩm với bột ngọt (MSG) và thịt chế biến với nitrit sẽ gây ra chứng đau nửa vùng bụng.

Nếu bạn hít nhiều không khí cũng sẽ kích hoạt chứng bệnh này hoặc gây ra các triệu chứng tương tự như đau dạ dày. Tình trạng này gây phù và khó khăn khi ăn uống.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh đau nửa vùng bụng?

Theo một số nghiên cứu, 1–4% trẻ em bị đau nửa vùng bụng; 10% trẻ em bị đau bụng tái phát ở một số thời điểm trong thời thơ ấu. Trẻ em bị chứng đau nửa vùng bụng thường có tiền sử gia đình bị chứng đau nửa đầu. 65% các trường hợp đau nửa vùng bụng hoặc nôn theo chu kỳ có tiền sử gia đình mắc đau nửa đầu.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh đau nửa vùng bụng?

Hầu hết trẻ em bị chứng đau nửa vùng bụng đều có tiền sử gia đình bị chứng đau nửa đầu và hầu hết tiến triển thành chứng đau nửa đầu khi trưởng thành.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh đau nửa vùng bụng?

Việc chẩn đoán tình trạng này không dễ dàng vì trẻ thường khó khăn để phân biệt giữa đau nửa vùng bụng và các cơn đau dạ dày bình thường, cúm bao tử, hoặc các vấn đề khác với bụng và ruột.

Bởi vì chứng đau nửa vùng bụng có xu hướng di truyền, bác sĩ sẽ hỏi xem những người họ hàng có bị chứng bệnh đau nửa đầu hay không.

Sau đó, bác sĩ sẽ cố gắng loại trừ các nguyên nhân khác gây đau dạ dày. Nếu thấy các triệu chứng trùng với dấu hiệu của bệnh đau nửa vùng bụng, họ sẽ xác định bệnh.

Nếu bác sĩ nghi ngờ con bạn bị chứng đau nửa vùng bụng, họ sẽ thực hiện một bài kiểm tra kỹ lưỡng để xác định tình trạng này, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc siêu âm…

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đau nửa vùng bụng?

Do chúng ta không biết nhiều về chứng đau nửa vùng bụng, các bác sĩ có thể điều trị bệnh này như các chứng đau nửa đầu khác. Tuy nhiên, họ thường không kê toa thuốc trừ khi các triệu chứng rất xấu hoặc xảy ra rất nhiều.

Các loại thuốc như rizatriptan (Maxalt®) và sumatriptan (Imitrex®), thuộc nhóm triptans, chưa được chấp thuận sử dụng cho trẻ em, mặc dù trẻ lớn hơn có thể sử dụng sumatriptan để xịt mũi.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau nửa vùng bụng?

Một số mẹo mà bạn nên thực hiện đễ hạn chế tình trạng đau nửa vùng bụng, gồm:

  • Bạn cần giải thích cho trẻ hiểu nguyên nhân gây nên bệnh này. Bạn nên ghi lại ngày, giờ ăn, những loại thức ăn, hoạt động trước khi xảy ra cơn đau, những loại thuốc mà trẻ đã và đang dùng cũng như những sự kiện hằng ngày khiến trẻ bị căng thẳng hay lo lắng;
  • Bạn không cho trẻ ăn những thức ăn gây nên chứng đau nửa vùng bụng;
  • Cho trẻ một ăn nhiều chất xơ, thực hiện các thói quen lành mạnh khác như tập thể dục hàng ngày và ngủ đủ giấc, dạy chúng cách quản lý cảm xúc và giải quyết các vấn đề.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh đau nửa vùng bụng hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM