Đậu muồng ăn - Trị sốt và làm tăng thị lực của mắt
Đậu muồng ăn là cây thảo hàng năm, thuộc họ Đậu, đứng hay leo, mọc trên vùng cao (Lào Cai) và cũng được trồng ở nhiều nơi nước ta, được dùng trị sốt và làm tăng thị lực của mắt. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục nội dung
Đậu muồng ăn, Đậu mười, Đậu xanh bốn mùa - Vigna mungo (L.) Hepper, thuộc họ Đậu - Fubaeae.
1. Mô tả
Cây thảo hàng năm, đứng hay leo, thân có lông vàng. Lá chét mỏng xoan, gốc tròn, đầu thon, dài 5 - 8cm, hình lọng. Chùm hoa đứng, cao 10 - 18cm; hoa màu vàng. Quả đứng, có lông, dài 3cm; hạt 5, nâu, to 4 x 3 mm.
2. Bộ phận dùng
Hạt - Semen Vignae Munginis.
3. Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ấn Độ và vùng Trung á. Ở nước ta, cây mọc trên vùng cao (Lào Cai) và cũng được trồng ở nhiều nơi. Có gặp ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. Thành phần hoá học
Hoa chứa strepogenin. Cây non chứa uridin diphosphat, galacturonic acid.
5. Tính vị, tác dụng
Hạt có tính mát, làm se.
6. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt.
Trên đây là một số thông tin về cây Đậu muồng ăn mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y.