Đậu ma - Chữa sốt phát ban
Đậu ma là cây thảo leo thuộc họ Đậu, nhánh nhỏ, phân bố khá rộng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia, được dùng trị loét, mụn nhọt, sốt rét kinh niên, sốt phát ban. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
Đậu ma - Pueraria phaseoloides (Roxb.) Benth, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
1. Mô tả
Cây thảo leo, nhánh nhỏ, có lông màu vàng mọc ngược và phù ở gốc. Lá kèm nhọn, dài lcm; có lông. Lá kép 3 lá chét; lá chét xoan, hình bánh bò, có khía thành 3 thuỳ rõ và có lông ở cả hai mặt, dài đến 6 - 12cm. Chùm hoa ở nách lá, dài đến 30cm, có lông cứng, đứng; hoa tim tím. Quả hình trụ, dài 8 - 9cm, chứa 13 - 15 hạt.
2. Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Puerariae.
3. Nơi sống và thu hái
Loài phân bố khá rộng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia. Ở nước ta, cây mọc rải rác khắp nơi. Người ta thường gặp chúng trong các rừng, rừng thưa hay chỗ trống, ở bờ suối, ven đường đi, trên đất cát sét từ 0 -2000m. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cây cũng mọc khắp cùng, trên đất hoang, hàng rào, rừng còi.
4. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Malaixia cây được dùng trị loét và mụn nhọt của trẻ em; có thể dùng dây sắc uống trong và dùng cây tươi đắp ngoài. Dân gian dùng Đậu ma chữa sốt rét kinh niên và sốt phát ban, cùng với các loài cây khác như cây Lưỡi dòng, cây Chân chó.
Trên đây là một số thông tin về cây Đậu ma mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.