Bệnh đau đầu mãn tính hàng ngày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hầu hết mọi người bị nhức đầu bất cứ lúc nào. Nếu số ngày bạn bị nhức đầu nhiều hơn những ngày không, bạn có thể bị đau đầu mãn tính hàng ngày. Vậy triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý này là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh đau đầu mãn tính hàng ngày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Đau đầu mãn tính hàng ngày là gì?

Hầu hết mọi người bị nhức đầu bất cứ lúc nào. Nếu số ngày bạn bị nhức đầu nhiều hơn những ngày không, bạn có thể bị đau đầu mãn tính hàng ngày.

Bản chất liên tục của đau đầu mãn tính hàng ngày làm cho nó trở thành một trong các loại đau đầu bất lợi nhất. Điều trị tích cực sớm và quản lý đều đặn, lâu dài có thể làm giảm đau và dẫn đến ít cơn đau đầu hơn.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của  đau đầu mãn tính hàng ngày?

Theo định nghĩa, đau đầu mạn tính hàng ngày xảy ra 15 ngày hoặc hơn trong một tháng, kéo dài ít nhất ba tháng. Đau đầu mãn tính hàng ngày thực sự (nguyên phát) không  gây ra bởi các tình trạng nào khác.

Đau đầu mãn tính hàng ngày có hai dạng ngắn và dài. Dạng dài liên tục hơn bốn tiếng. Chúng bao gồm:

  • Đau nửa đầu mãn tính;
  • Đau đầu kiểu căng tức mãn tính;
  • Đau đầu dai dẳng hàng ngày mới;
  • Đau nửa đầu liên tục.

Đau nửa đầu mãn tính

Loại này thường xảy ra ở những người có lịch  sử đau nửa đầu thành cơn. Chứng đau nửa đầu trên 8 hoặc nhiều ngày trong một tháng, kéo dài ít nhất ba tháng, thường có các đặc tính sau:

  • Ảnh hưởng một bên hoặc cả hai bên đầu ;
  • Cảm giác rung động, phập phồng theo mạch đập;
  • Gây đau từ trung bình đến nặng ;
  • Các hoạt động thể chất hàng ngày làm cơn đau nặng lên.

Và chúng kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng sau:

  • Buồn nôn, nôn hoặc cả hai;
  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Nhức đầu loại căng tức mãn tính

Nhức đầu này thường có các đặc tính sau:

  • Ảnh hưởng đến cả hai bên đầu ;
  • Gây đau từ trung bình đến nặng;
  • Cảm giác đau siết chặt, nhưng không đập theo nhịp mạch;
  • Đau không tăng khi hoạt động thể chất hàng ngày.

Một số người có thể có hộp sọ nhạy cảm.

Đau đầu dai dẳng hàng ngày mới

Những cơn đau đầu đến đột ngột, thường ở những người không có lịch sử bị đau đầu. Đau đầu liên tục trong ba ngày kể từ khi cơn đau đầu xuất hiện. Đau đầu này có ít nhất hai trong số những đặc điểm sau:

  • Thông thường ảnh hưởng cả hai bên đầu ;
  • Cảm thấy bị siết chặt hay thúc ép nhưng không đập theo mạch;
  • Gây đau từ nhẹ đến trung bình ;
  • Hoạt động thể chất hàng ngày không làm đau tăng lên.

Đau nửa đầu liên tục

Những cơn đau đầu có biểu hiện:

  • Chỉ ảnh hưởng một bên đầu;
  • Diễn ra hàng ngày và liên tục, không dừng đau ;
  • Gây đau vừa phải như gai đâm mạnh;
  • Đáp ứng với các thuốc giảm đau theo toa thuốc indomethacin (Indocin) ;
  • Đôi khi có thể trở nên nghiêm trọng với sự tiến triển của các triệu chứng như đau nửa đầu.

Ngoài ra, đau nửa đầu liên tục kết hợp với ít nhất một trong các triệu chứng sau:

  • Chảy nước mắt hoặc đỏ mắt ở bên đau;
  • Tắc mũi hoặc chảy nước mũi;
  • Mí mắt sụp hoặc đồng tử thu nhỏ;
  • Cảm giác bồn chồn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Bạn thường có hai hay nhiều cơn đau đầu một tuần ;
  • Bạn uống thuốc giảm đau hầu hết các ngày;
  • Bạn cần liều lượng cao hơn khuyến cáo của thuốc không cần toa để giảm đau đầu;
  • Đau đầu của bạn thay đổi hoặc xấu đi ;
  • Cơn đau đầu làm bạn không làm gì được.

Đi cấp cứu nếu đau đầu của bạn có biểu hiện:

  • Xuất hiện bất ngờ và nghiêm trọng;
  • Đi kèm với sốt, cứng cổ, lú lẫn, co giật, nhìn đôi, yếu, tê hoặc nói khó ;
  • Xảy ra sau một chấn thương ở đầu;
  • Diễn biến xấu đi dù đã uống thuốc và nghỉ ngơi.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra đau đầu mãn tính hàng ngày?

Nguyên nhân của nhiều đau đầu mãn tính hàng ngày chưa được hiểu rõ. Đau đầu mãn tính hàng ngày thực sự (nguyên phát) không xác định được nguyên nhân cơ bản nào.

Các tình trạng có thể gây ra đau đầu mãn tính hàng ngày (không do tự phát) bao gồm:

  • Viêm hoặc các vấn đề về mạch máu bên trong và xung quanh não, bao gồm đột quỵ ;
  • Nhiễm trùng như viêm màng não;
  • Áp lực nội sọ quá cao hoặc quá thấp ;
  • Khối u não;
  • Chấn thương sọ não.

Sử dụng quá mức thuốc đau đầu

Đây là loại đau đầu thường phát triển ở những người có rối loạn đau đầu từng hồi, thường đau nửa đầu hoặc loại căng tức dùng thuốc giảm đau quá nhiều. Nếu bạn đang dùng thuốc giảm đau – thậm chí loại không cần toa hơn – 2 ngày/tuần (hoặc 9 ngày/tháng) bạn có nguy cơ phát triển chứng đau đầu hồi phát.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau đầu mãn tính hàng ngày?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đau đầu mãn tính hàng ngày như:

  • Nữ giới ;
  • Lo lắng ;
  • Trầm cảm;
  • Rối loạn giấc ngủ ;
  • Béo phì ;
  • Ngáy;
  • Lạm dụng caffeine ;
  • Lạm dụng thuốc đau đầu;
  • Các tình trạng đau mãn tính khác.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau đầu mạn tính hàng ngày?

Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu bệnh tật, nhiễm trùng hoặc các vấn đề về thần kinh. Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử đau đầu của bạn.

Nếu nguyên nhân gây ra đau đầu của bạn vẫn không rõ ràng, bác sĩ có thể yêu cầu các chẩn đoán hình ảnh như  CT scan hoặc MRI, để tìm kiếm các nguyên nhân tiềm ẩn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau đầu mạn tính hàng ngày?

Điều trị các tình trạng  cơ bản thường giúp giảm các triệu chứng nhức đầu ngay. Khi không tìm ra nguyên nhân, điều trị tập trung vào việc ngăn ngừa đau đầu.

Các chiến lược phòng tránh rất khác nhau, tùy thuộc vào loại đau đầu và mức độ sử dụng thuốc liên quan đến những cơn đau đầu. Nếu bạn đang dùng thuốc giảm đau hơn 3 ngày/tuần, bước đầu tiên có thể làm giảm dần các loại thuốc này với sự hướng dẫn của bác sĩ.

Khi bạn đã sẵn sàng cho điều trị dự phòng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng:

Thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm ba vòng – như nortriptyline (Pamelor®) – có thể được dùng để điều trị đau đầu mãn tính. Các loại thuốc này cũng có thể giúp điều trị các chứng trầm cảm, lo lắng và rối loạn giấc ngủ hay đi kèm với đau đầu mãn tính hàng ngày. Các thuốc chống trầm cảm khác như chất ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRI) fluoxetine (Prozac®, Sarafem®, những biệt dược khác), có thể giúp điều trị trầm cảm và lo âu, nhưng chưa được chứng minh có hiệu quả hơn giả dược cho nhức đầu. Chẹn beta. Những loại thuốc này, thường được dùng để điều trị cao huyết áp, cũng là thuốc chính giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu từng đợt. Một số thuốc chẹn bê-ta bao gồm atenolol (Tenormin®), metoprolol (Lopressor®, Toprol-XL®) và propranolol (Inderal®, Innopran XL®). Các thuốc chống động kinh. Một số thuốc chống co giật có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu và cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn đau đầu mãn tính hàng ngày. Các lựa chọn bao gồm topiramate (Topamax®, Qudexy XR®, những biệt dược khác), divalproex sodium (Depakote®) và gabapentin (Neurontin®, Gralise®). NSAIDs. Thuốc chống viêm không steroid theo toa – như naproxen sodium (Anaprox®, Naprelan®) – có thể có tác dụng, đặc biệt nếu bạn đang giảm dần các thuốc giảm đau khác. Chúng cũng có thể được sử dụng  định kỳ khi nhức đầu nặng hơn. Chất độc  botulinum. OnabotulinumtoxinA (Botox) tiêm giúp giảm triệu chứng cho một số người và có thể là một lựa chọn khả thi cho những người không chịu được dùng thuốc mỗi ngày.

Thật không may, một số đau đầu mãn tính hàng ngày đề kháng với tất cả các loại thuốc.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau đầu mãn tính hàng ngày?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với đau đầu mãn tính hàng ngày:

Tự chủ. Hướng đến cuộc sống trọn vẹn và hài lòng. Làm việc với bác sĩ để phát triển một kế hoạch điều trị phù hợp cho mình. Chăm sóc bản thân tốt. Làm những việc nâng cao tinh thần của bạn. Tìm kiếm sự thông hiểu. Đừng mong chờ bạn bè và những người thân tự biết hết những gì là tốt nhất cho bạn. Hãy yêu cầu những gì bạn cần, cho dù đó là thời gian một mình hoặc ít chú ý đến cơn đau đầu của bạn. Kiểm tra các nhóm hỗ trợ. Bạn có thể thấy hữu ích khi nói chuyện với những người bị đau đầu tương tự. Xem xét tư vấn. Nhà tư vấn hoặc nhân viên trị liệu cung cấp những hỗ trợ và có thể giúp bạn quản lý căng thẳng. Bác sĩ chuyên khoa cũng có thể giúp bạn hiểu những ảnh hưởng tâm lý của cơn đau đầu. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy liệu pháp hành vi nhận thức có thể làm giảm tần số đau đầu và mức độ nghiêm trọng của nó.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh đau đầu mãn tính sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM