NCKH: Đánh giá khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ias 41 – nông nghiệp tại Việt Nam
NCKH Đánh giá khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ias 41 – nông nghiệp tại Việt Nam nghiên cứu sự khác biệt căn bản giữa IAS 41 và thực hành kế toán nông nghiệp Việt Nam hiện nay, xem xét tác động của việc áp dụng IAS 41 đến thông tin tài chính
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
Việt Nam là nước có thế mạnh về nông nghiệp. Trong những năm gần đây, nông nghiệp đang thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững. Tuy vậy, hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có chuẩn mực kế toán cụ thể dành riêng cho lĩnh vực này. Việc ghi nhận tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp thực tế đang được áp dụng theo VAS 3 - Tài sản cố định hữu hình và VAS 2 - Hàng tồn kho dựa trên nguyên tắc giá gốc. Trong khi đó, CMKT quốc tế IAS 41 – Nông nghiệp đã được ban hành từ năm 2001, được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó bao gồm cả những nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Philippine, …. Vậy tại sao Việt Nam vẫn chưa có CMKT riêng dành cho lĩnh vực nông nghiệp? Việt Nam có cần thiết xây dựng chuẩn mực kế toán riêng biệt về nông nghiệp, tiến tới áp dụng IAS 41 hay không? Việt Nam có khả năng áp dụng CMKT Quốc tế IAS 41
2. Nội dung
2.1 Nội dung IAS 41 và những vấn đề liên quan
Trong vòng 5 năm gần đây, trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về các chuẩn mực quốc tế và liên quan cụ thể đến IAS 41. Liliana Feleagă và Niculae Feleagăand Vasile Răileanu (2012) đã nghiên cứu và chỉ ra những rào cản để áp dụng IAS 41 vào hệ thống CMKT tại Romani, gồm: (i) Chi phí để ghi nhận tài sản sinh học theo giá trị hợp lý có thể lớn hơn lợi ích đem lại, (ii) IAS 41 làm tăng tính biến động của lợi nhuận và (iii) Tính chủ quan trong việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu trong định giá tài sản sinh học [1].
2.2 Thực hành kế toán trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay
ThS. Hoàng Thụy Diệu Linh (2013) chỉ ra việc áp dụng IAS 41 và các chuẩn mực có liên quan đến giá trị hợp lý phụ thuộc rất nhiều vào việc tồn tại thị trường hoạt động làm căn cứ đáng tin cậy để xác định giá trị hợp lý của các đối tượng kế toán [10]. Nguyễn Thế Lộc (2010) cho rằng việc sử dụng giá trị hợp lý chỉ thích hợp và đáng tin cậy khi thông tin về giá trị hợp lý của tài sản hay nợ phải trả có thể đảm bảo cân đối được các đặc tính chất lượng của thông tin cần có cũng như đáp ứng được yêu cầu thông tin hữu ích của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính. Khi các thông tin thị trường không sẵn có, việc áp dụng giá trị hợp lý dựa vào các công thức toán học thuần tuý trong các mô hình định giá sẽ làm giảm tính tin cậy của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính [11]. Như vậy, mặc dù các công trình nghiên cứu trong nước đã đề cập đến sự khác biệt giữa VAS và IAS 41, hướng áp dụng IAS 41 vào Việt Nam cũng như minh chứng về tính thích hợp và đáng tin cậy khi vận dụng kế toán giá trị hợp lý, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về tính cần thiết cũng như khả năng áp dụng IAS 41 tại Việt Nam
3. Kết luận
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát và thu về 14 ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và thuế đến từ Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục thuế; Vụ Tài chính – Kế toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; CTCP Tập đoàn Nguồn lực Việt và trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN về các vấn đề liên quan đến khả năng áp dụng IAS 41 tại Việt Nam
4. Tài liệu tham khảo
Liliana Feleagă, Niculae Feleagăand Vasile Răileanu, “IAS 41 Implementation Challenges – The Case of Romania”, 2012.
Charles Elad and Kathleen Herbohn, “Implementing fair value accounting in the agricultural sector”, 2011
Adrienna Huffman, “Matching Measurement to Asset Use: Evidence from IAS 41”, A.B. Freeman School of Business - Tulane University, 2014.
-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung NCKH Kế toán trên--