Bệnh cường giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Cường giáp là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng bệnh sẽ ít thể hiện thành triệu chứng hơn ở người cao tuồi. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cường giáp là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh cường giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp) là bệnh gì?

Cường giáp hay còn gọi là cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp. Đây là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Một số các chức năng của tuyến giáp như điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể. Nếu bạn có quá nhiều hormone này sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh cường giáp.

Những ai thường mắc phải bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)?

Cường giáp là một căn bệnh phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ bệnh nhân nữ bị cường giáp cao gấp 3 lần nam. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng bệnh sẽ ít thể hiện thành triệu chứng hơn ở người cao tuồi.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp) là gì?

Các triệu chứng của cường chức năng tuyến giáp bao gồm lo lắng, đổ mồ hôi, mệt mỏi và tim đập nhanh, lỡ nhịp hoặc các bất thường khác về nhịp tim như rung tâm nhĩ. Các triệu chứng khác là kích ứng mắt, sụt cân, nhạy cảm với nhiệt đô cao, và thường xuyên đi tiêu hoặc tiêu chảy. Cường giáp có thể là kết quả của bệnh Graves, đặc biệt hay xuất hiện ở những người hút thuốc lá. Những bệnh nhân mắc bệnh Graves có tuyến giáp phình to (bướu cổ) và bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt).

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị sụt cân không rõ nguyên nhân, tim đập nhanh, đổ mồ hôi bất thường, sưng tại các cơ quan ở cổ của bạn hoặc các triệu chứng khác liên quan đến cường giáp, hãy đi gặp bác sĩ. Điều quan trọng là phải mô tả một cách chính xác những thay đổi bạn đã gặp phải, bởi vì nhiều dấu hiệu và triệu chứng của cường giáp có thể được liên quan với một số tình trạng bệnh khác.

Nếu bạn đã được điều trị cường giáp hoặc hiện đang được điều trị, bạn nên đi gặp bác sĩ thường xuyên để được tư vấn và theo dõi tình trạng của bạn.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp) là gì?

Nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh Graves. Bệnh Graves là một loại bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh này, tuyến giáp sẽ bị tấn công, dẫn đến bệnh cường giáp. Khoảng 80-90% người bị cường giáp bị mắc bệnh Graves.

Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm viêm tuyến giáp, bướu độc và sử dụng quá nhiều thuốc tuyến giáp. Viêm tuyến giáp là tình trạng viêm nhiễm của tuyến giáp. Bướu là một khối u tuyến giáp tiết ra hormone tuyến giáp. Đôi khi không biết rõ nguyên nhân bệnh. Bệnh có thể di truyền trong gia đình nhưng không lây nhiễm.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)?

Cường giáp, đặc biệt khi nó là triệu chứng của bệnh Graves, có xu hướng di truyền và phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Nếu một thành viên khác của gia đình bạn mắc bệnh về tuyến giáp, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những gì có thể có ý nghĩa là đối với sức khỏe của bạn và để cho bác sĩ có kiến nghị về việc theo dõi chức năng tuyến giáp của bạn.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)?

Bác sĩ điều trị bệnh cường giáp bằng cách giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Lượng hormone này được giảm bằng việc sử dụng các loại thuốc, tia phóng xạ hoặc phẫu thuật.

Các loại thuốc có thể cần được sử dụng trong vài tháng, vài năm hoặc lâu hơn. Các loại thuốc ngăn sự sản xuất hormone tuyến giáp bao gồm propylthiouracil (PTU) và methimazole. Thuốc có thể được sử dụng như một liệu pháp điều trị chính hoặc để chuẩn bị cho các phương pháp điều trị khác. Phóng xạ i-ốt được sử dụng để hủy tuyến giáp. Liệu pháp này là tốt nhất đối với bệnh nhân trên 21 tuổi và bệnh nhân nhỏ tuổi hơn không thể kiểm soát bệnh khi dùng thuốc. Phẫu thuật dành cho những bệnh nhân có tuyến giáp lớn, vì chúng chặn hoặc can thiệp vào các cấu trúc khác ở vùng cổ. Bệnh nhân không muốn sử dụng phương pháp phóng xạ i-ốt có thể phẫu thuật. Phụ nữ mang thai cũng có thể cần đến phẫu thuật.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, khám tổng quát và các xét nghiệm máu để đo lường lượng hormone tuyến giáp. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn scan tuyến giáp hoặc siêu âm để lấy những hình ảnh của tuyến giáp. Ngoài ra, bạn có thể sẽ được đề nghị bạn gặp một chuyên gia tuyến giáp (chuyên gia nội tiết).

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh cường chức năng tuyến giáp:

Bảo vệ mắt của bạn nếu bạn có những biến chứng về mắt do bệnh Grave. Sử dụng kính chống mắt và nước mắt nhân tạo và đeo dụng cụ bảo vệ mắt vào ban đêm; Lưu ý rằng phóng xạ i-ốt không nên được sử dụng trong thai kì. Điều này có thể ảnh hưởng đến em bé; Nhận biết rằng việc điều trị hiệu quả nghĩa là bạn cần phải chăm sóc lâu dài. Bác sĩ phải kiểm tra sự mạnh lên của tình trạng nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) sau điều trị và nguy cơ tái phát của bệnh cường giáp; Đi khám bác sĩ nếu bạn có nhịp tim đập nhanh, sụt cân nghiêm trọng, tiêu chảy hoặc tay chân run; Gọi cho bác sĩ nếu bạn bồn chồn, lo lắng hoặc thay đổi tâm trạng; Không tập thể dục cho đến khi bệnh của bạn đã được kiểm soát; Không hút thuốc, vì hút thuốc có thể làm các vấn đề về mắt trở nên xấu đi; Nhớ rằng các biến chứng của phẫu thuật có thể bao gồm tê liệt dây thanh âm, nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) và các vấn đề về canxi. Các vấn đề về canxi có thể xảy ra nếu các tuyến cận giáp vô tình bị loại bỏ; Nhớ rằng bệnh cường giáp có thể tái phát sau phẫu thuật ở 10% đến 15% bệnh nhân;

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Với những thông tin trên đây về bệnh cường giáp, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM