Cóc kèn chùy dài - Chứa chất gây độc cho cá
Cóc kèn chùy dài là dây leo thành bụi hay cây gỗ nhỏ thuộc họ Đậu, mọc phổ biến ở rừng, rừng còi vùng đồng bằng Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, được dùng để duốc cá. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục nội dung
Cóc kèn chùy dài, Dây cóc - Derris thyrsiflora (Benth.) Benth. thuộc họ Đậu - Fabaceae.
1. Mô tả
Dây leo thành bụi rạp xuống hay cây gỗ nhỏ có nhánh to. Lá có 5 - 9 lá chét, màu lục sẫm, dai, thuôn hay thuôn - ngọn giáo, tròn ở gốc, nhọn hay có khi tù ở đầu, dài 10 - 15cm, rộng 3,5 - 7cm, rất nhẵn; cuống chung 10 - 25cm, phình lên và nâu ở gốc. Hoa trắng hay hồng, rất nhiều, thành chùy rộng ở nách hay ở ngọn, dài 12 - 35cm (đến 60cm) có lông hung. Quả thuôn, dài 5 - 10cm, rộng 25 - 30mm, bóng láng, có hai cánh rộng 3 - 8mm. Hạt 1 - 3, thuôn dạng thận, dài 15mm, rộng 9mm.
2. Bộ phận dùng
Vỏ, rễ - Cortex et Radix Derridis Thyrsiflorae.
3. Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Malaixia và Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở rừng, rừng còi vùng đồng bằng Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Vỏ thân giã ra dùng để duốc cá. Rễ cũng có độc nhưng không độc bằng các loài Cóc kèn khác.
Trên đây là một số thông tin về cây Cóc kèn chùy dài mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.