Bệnh co thắt Dupuytren - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Co thắt Dupuytren không phải là tình trạng đe doạ tính mạng, nhưng nếu không điều trị, bệnh sẽ tồn tại mãi và có thể gây tàn phế. Vậy co thắt Dupuytren là bệnh gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Co thắt Dupuytren (co thắt Dupuytren ở bàn tay) là bệnh gì?
Co thắt Dupuytren là một tình trạng ảnh hưởng đến bàn tay. Khi mắc bệnh, mô bên dưới da bàn tay bị siết chặt nên ngón tay bị uốn cong về phía bàn tay và giữ nguyên trạng thái như vậy. Bệnh có thể chỉ xảy ra ở một bàn tay nhưng thường thì cả hai bàn tay đều bị. Ngón đeo nhẫn và ngón út thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo thời gian, bàn tay sẽ dần khó cử động hơn.
Co thắt Dupuytren không phải là tình trạng đe doạ tính mạng, nhưng nếu không điều trị, bệnh sẽ tồn tại mãi và có thể gây tàn phế.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của co thắt Dupuytren (co thắt Dupuytren ở bàn tay) là gì?
Các triệu chứng chính của bệnh co thắt Dupuytren là các ngón tay bị uốn cong về phía bàn tay và có khối u nhỏ không đau ở phần giữa lòng bàn tay. Người bệnh thường thấy dấu hiệu đầu tiên là khó cầm nắm đồ vật. Ngón út và ngón đeo nhẫn thường bị ảnh hưởng nhất. Cuối cùng, bàn tay có thể không duỗi thẳng được. Thường thì bệnh không đau nhưng người bệnh có thể thấy khó chịu khi cố gắng cầm nắm đồ vật. Da trên lòng bàn tay bạn có thể bị nhăn lại.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, gân hoặc các khớp có thể bị viêm và đau.
Bạn có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra co thắt Dupuytren (co thắt Dupuytren ở bàn tay) là gì?
Nguyên nhân gây bệnh hiện còn chưa rõ, nhưng bệnh co thắt Dupuytren không lây nhiễm. Bệnh thỉnh thoảng có xu hướng di truyền. Bệnh thường gặp hơn ở những người có bệnh sử chấn thương tay và mắc một số bệnh lý chẳng hạn như tiểu đường, nghiện rượu và hút thuốc.
4. Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc co thắt Dupuytren (co thắt Dupuytren ở bàn tay)?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ co thắt Dupuytren ở bàn tay, bao gồm:
Tuổi tác. Bệnh thường xảy ra nhất sau 50 tuổi; Giới tính. Nam dễ mắc bệnh hơn nữ và khi bị thì thường nặng hơn nữ; Chủng tộc. Người gốc Bắc Âu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn; Tiền căn gia đình. Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình có người từng mắc co thắt Dupuytren; Sử dụng thuốc lá và rượu. Hút thuốc là gây nên những thay đổi vi thể trong mạch máu, làm tăng nguy cơ co thắt Dupuytren; Mắc bệnh tiểu đường.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán co thắt Dupuytren (co thắt Dupuytren ở bàn tay)?
Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán bằng cách quan sát hình dáng và tìm khối u không đau trong lòng bàn tay. Khối u này thường cứng và nằm ở tận cùng dải mô chạy từ ngón tay đến lòng bàn tay. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra xem bạn có thể duỗi thẳng bàn tay ra trên một mặt phẳng hay không. Nếu không thể duỗi thẳng được, bạn có thể được chẩn đoán đã mắc bệnh co thắt Dupuytren.
Những phương pháp nào dùng để điều trị co thắt Dupuytren (co thắt Dupuytren ở bàn tay)?
Nếu tình trạng của bệnh không nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ đề nghị bạn tập thể dục, tắm nước nóng, tập co giãn bàn tay (vật lý trị liệu) và nẹp ngón tay.
Nếu bệnh trở nặng, bạn có thể được tiêm thuốc (collagenase hoặc corticosteroid) vào bàn tay để làm chậm diễn tiến bệnh. Nếu bạn gặp vấn đề đáng kể trong việc sử dụng bàn tay thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật. Các mô bàn tay sẽ được tách ra và cắt bỏ bớt. Điều này làm cho các ngón tay quay trở lại tư thế bình thường của chúng, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát.
Một phương pháp điều trị khác là xạ trị. Phương pháp này được sử dụng cho trường hợp co rút nhẹ và mô không quá dày. Xạ trị có thể giúp dừng hoặc làm chậm sự dày lên của các mô và thường chỉ được sử dụng một lần.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của co thắt Dupuytren(co thắt Dupuytren ở bàn tay)?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến co thắt Dupuytren ở bàn tay:
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn; Kiểm soát các yếu tố góp phần gây bệnh như tiểu đường, động kinh và chấn thương bàn tay lặp lại nhiều lần; Mang găng bảo vệ khi thực hiện các công việc tay chân.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.
Với những thông tin trên đây về bệnh Co thắt Dupuytren, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bong gân ngón tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các bệnh cơ nhân trung tâm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các rối loạn cơ xoay vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh căng cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh căng cơ thắt lưng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấn thương cơ gân kheo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấn thương cơ gân kheo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng co cứng, co giật toàn thân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng đau đa cơ do thấp khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng thả bàn chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng chuột rút - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng chuột rút do nhiệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng chuột rút khi ngủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh co thắt Dupuytren - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn dây chằng cổ tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đứt gân gót chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đứt gân gót chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đứt gân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau lưng trên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng chèn ép khoang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm định lượng creatinin máu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh đau thắt lưng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau nhức cơ bắp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đau khuỷu tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng viêm bao gân hoạt dịch De Quervain - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Volkmann - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau đùi dị cảm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn vận ngôn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau cứng cổ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau cơ xương khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau cơ xơ hóa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau cơ quay khớp vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm kháng thể kháng thụ thể acetylcholine - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh vẹo cổ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn dưỡng cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm đa cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ngón chân hình búa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ngón tay cò súng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn máy cơ mặt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhược cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh rách cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rách cơ quay khớp vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rách cơ tam đầu cánh tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rách gân cơ nhị đầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn trương lực cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh run vô căn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tê đầu ngón tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh teo cơ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh teo cơ tủy sống - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tetany - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoát vị đùi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoát vị hoành - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoát vị kẽ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị