Xét nghiệm CMV - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Xét nghiệm CMV là xét nghiệm nhằm kiểm tra Cytomegalovirus (CMV). Vậy trong quá trình xét nghiệm cần lưu ý những gì? Kết quả xét nghiệm CMV có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Xét nghiệm CMV - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm CMV (Cytomegalovirus [CMV])

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

1. Tìm hiểu chung

Xét nghiệm CMV là gì?

Xét nghiệm CMV là xét nghiệm nhằm kiểm tra Cytomegalovirus (CMV). Virus CMV là một phần của họ virus gồm herpes, Epstein-Barr, và virus varicella zoster (gây bệnh thủy đậu, giời leo). Nhiễm CMV thường khá phổ biến.

Nhiễm CMV cũng là bệnh nhiễm trùng bẩm sinh phổ biến. Người mẹ có thể bị bệnh trong khi đang mang thai, hoặc nhiễm CMV trong quá khứ có thể tái phát. Khoảng 10% trẻ sơ sinh mắc bệnh biểu hiện tổn thương vĩnh viễn, thường là châm phát triển trí tuệ và tổn thương thính giác. Nhiễm trùng bào thai có thể gây ra tật đầu nhỏ, não úng thủy, bại não, châm phát triển, hoặc tử vong. Những tác nhân gây bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng bất lợi lên thai nhi sẽ được gọi bằng thuật ngữ TORCH (nhiễm toxoplasma [toxoplasmosis], bệnh khác [other], rubella, CMV [cytomegalovirus], herpes).

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm CMV?

Xét nghiệm sẽ được thực hiện khi một người bị nhiễm CMV. Nhiễm khuẩn thường xảy ra trong bào thai, trẻ em và trẻ vị thành niên. Một số người có nguy cơ tăng nhiễm CMV: đồng tính nam, bệnh nhân cấy ghép nội tạng, và bệnh nhân mắc AIDS. Thông thường lây nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể hoặc nước tiểu. Truyền máu cũng là một đường lây truyền CMV phổ biến. Đa số bệnh nhân bị nhiễm CMV cấp tính không có hoặc có rất ít triệu chứng.

Nếu bạn có triệu chứng nhiễm virus CMV, những xét nghiệm có thể được thực hiện để xác định xem bạn có mắc bệnh hay không. Virus này cũng có thể được xác định bằng phương pháp cấy hoặc bằng kĩ thuật PCR, với bệnh phẩm từ máu, các loại dịch cơ thể khác hay qua một mẫu sinh thiết mô.

Tm soát và xét nghim cho em bé ca bn:

Việc xét nghiệm để xác định xem bạn có nhiễm virus hay không có thể trở nên quan trọng nếu bạn đang mang thai. Phụ nữ có thai đã có kháng thể chỉ có một xác suất rất nhỏ tái hoạt động virus và truyền cho thai nhi.

Nếu một nhiễm trùng mới được xác định trong suốt thai kì của bạn, bạn có thể phải cân nhắc thực hiện chọc dịch ối để xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy nước ối để xác định xem thai nhi có bị nhiễm virus hay không. Thông thường, sự cần thiết của việc chọc dịch ối xét nghiệm sẽ tăng lên cùng với những bất thường gây ra bởi CMV hay những bệnh nhiễm trùng khác quan sát được trên siêu âm.

Nếu bạn hay bác sĩ của bạn nghĩ rằng con bạn có thể bị nhiễm CMV bẩm sinh (nhiễm từ khi mới sinh ra), việc xét nghiệm cho bé trong ba tuần đầu sau sinh là rất quan trọng. Nếu bạn đợi lâu hơn, xét nghiệm sẽ không thể kết luận con bạn bị nhiễm CMV bẩm sinh, bởi vì con bạn có thể bị nhiễm CMV từ nhân viên y tế hay do phơi nhiễm với anh chị hoặc các bé đang bị nhiễm virus khác.

Tm soát và xét nghim nếu bn b suy gim min dch:

Xét nghiệm CMV cũng có thể quan trọng nếu bạn đang có một rối loạn làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Ví dụ, nếu bạn bị nhiễm HIV hoặc AIDS bạn cần xét nghiệm tầm soát CMV, và thậm chí nếu bạn không có một nhiễm trùng đang hoạt động, bạn vẫn cần phải được tầm soát thường xuyên các biến chứng của nhiễm CMV, như là biến chứng thị lực và thính lực.

2. Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm CMV?

Bác sĩ có thể cho thực hiện cấy, phân lập và định danh CMV. Tuy nhiên cách này không thể phân biệt được nhiễm trùng cấp tính với nhiễm trùng mãn tính và không hoạt động. Bác sĩ cũng có thể cho xét nghiệm các kháng thể virus để tìm hiểu thêm về bệnh. Thông thường hiệu giá globulin miễn dịch G kháng CMV vẫn tăng cao sau nhiều năm. Các loại kháng thể khác cũng được sử dụng để phát hiện thời gian nhiễm bệnh. Kỹ thuật PCR là một kỹ thuật nhạy và đặc hiệu dùng để chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm CMV.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

3. Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm CMV?

Bạn không cần chuẩn bị gì cho xét nghiệm này, bác sĩ sẽ giải thích quy trình thực hiện cho bạn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm CMV như thế nào?

Để nuôi cấy phân lập, bác sĩ có thể chọn lấy mẫu nước tiểu, đờm, hoặc nước bọt có thể được lựa chọn. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đưa mẫu càng mới càng tốt.

Các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm virus, mất khoảng từ 3 – 7 ngày.

Đối với xét nghiệm hiệu giá kháng thể hoặc kháng nguyên, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu tĩnh mạch vào một ống nắp vàng hoặc đỏ.

Nếu bạn đang mang thai nghi ngờ bị nhiễm trùng cấp tính, bạn nên đến bác sĩ để lấy mẫu càng sớm càng tốt.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn quay lại sau 2 đến 4 tuần sau khi lấy mẫu đầu tiên để lấy mẫu bổ sung.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm CMV?

Sau khi lấy máu bạn nên băng và ép lên vùng đã chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

4. Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết qu bình thường: không nhiễm CMV.

Kết qu bt thường: nhiễm CMV.

Sự hiện diện của kháng thể kháng CMV chỉ ra một tình trạng nhiễm CMV đã hoặc đang xảy ra. Nếu số lượng kháng thể (được gọi là hiệu giá kháng thể) tăng lên trong vòng một vài tuần, nó có nghĩa là bạn đang bị nhiễm virus hoặc mới bị nhiễm gần đây.

Nhiễm CMV mạn tính (kháng thể kháng CMV hiện diện, không thay đổi trong một thời gian dài) có thể tái hoạt động trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Với những thông tin trên đây về xét nghiệm CMV, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM