Chứng sợ lỗ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chứng sợ lỗ là một nỗi sợ hãi hay ghê tởm một chùm lỗ nằm sát nhau. Những người này cảm thấy buồn nôn khi nhìn vào bề mặt các lỗ nhỏ tụm lại gần nhau. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa hiệu quả? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Chứng sợ lỗ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Chứng sợ lỗ là gì?

Chứng sợ lỗ là một nỗi sợ hãi hay ghê tởm một chùm lỗ nằm sát nhau. Những người này cảm thấy buồn nôn khi nhìn vào bề mặt các lỗ nhỏ tụm lại gần nhau. Ví dụ như vỏ hạt sen hoặc thân quả dâu tây có thể gây ra cảm giác khó chịu ở những người có nỗi ám ảnh này.

Mức độ phổ biến của chứng sợ lỗ

Chứng sợ lỗ không phổ biến và không được chính thức công nhận. Các nghiên cứu về chứng sợ lỗ rất giới hạn và các nghiên cứu hiện có chia thành hai phe công nhận hay không công nhận tình trạng này. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng sợ lỗ là gì?

Các triệu chứng được cho là gây kích hoạt khi một người nhìn thấy một cụm các lỗ nhỏ hoặc hình dạng tương tự như lỗ.

Khi nhìn thấy một cụm lỗ, những người có chứng sợ lỗ phản ứng với sự ghê tởm hay sợ hãi. Một số triệu chứng bao gồm:

  • Nổi da gà ;
  • Cảm giác ghê tởm;
  • Cảm giác khó chịu;
  • Cảm giác trực quan khó chịu như mỏi mắt, biến dạng hoặc ảo tưởng;
  • Đau khổ;
  • Cảm giác sởn gai ốc;
  • Cơn hoảng loạn;
  • Đổ mồ hôi;
  • Buồn nôn;
  • Rung giật;

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra chứng sợ lỗ?

Chứng sợ lỗ chưa được biết đến nhiều, nhưng nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Vỏ hạt sen;
  • Tổ ong;
  • Quả dâu tây;
  • San hô;
  • Bọt nhôm;
  • Quả lựu;
  • Bong bóng;
  • Hơi nước ngưng tụ;
  • Quả dưa đỏ ;
  • Một chùm mắt.

Các động vật, bao gồm côn trùng, động vật lưỡng cư, động vật có vú và các sinh vật khác với da hoặc lông có đốm cũng có thể gây ra các triệu chứng của chứng sợ lỗ.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng sợ lỗ?

Không có nhiều thông tin về các yếu tố nguy cơ liên quan đến chứng sợ lỗ. Một nghiên cứu từ năm 2017 tìm thấy mối liên hệ giữa chứng sợ lỗ với rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). Theo các nhà nghiên cứu, những người có chứng sợ lỗ có nhiều khả năng bị rối loạn trầm cảm hoặc GAD. Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2016 cũng ghi nhận mối liên hệ giữa sự lo âu xã hội và chứng sợ lỗ. Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

5. Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng sợ lỗ?

Để chẩn đoán một nỗi ám ảnh, bác sĩ sẽ đặt một loạt các câu hỏi về các triệu chứng. Bác sĩ cũng thu thập bệnh sử y khoa, tâm thần và xã hội. Bác sĩ có thể tham khảo DSM-5 trong việc chẩn đoán. Chứng sợ lỗ không phải là một tình trạng được chẩn đoán vì ám ảnh không được chính thức công nhận bởi hiệp hội sức khỏe y tế và tinh thần.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng sợ lỗ?

Có nhiều cách khác nhau để điều trị một nỗi ám ảnh. Các hình thức điều trị hiệu quả nhất là điều trị tiếp xúc. Liệu pháp tiếp xúc là một loại trị liệu tâm lý, tập trung vào việc thay đổi đáp ứng của bạn với đối tượng hoặc tình huống gây ra sợ hãi.

Điều trị phổ biến đối với nỗi ám ảnh là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). Liệu pháp này kết hợp với liệu pháp tiếp xúc và các kỹ thuật khác giúp bạn quản lý lo lắng của mình và giữ những suy nghĩ của bạn luôn mạnh mẽ.

Các lựa chọn điều trị khác có thể giúp bạn quản lý ám ảnh bao gồm:

  • Liệu pháp nói chuyện thông thường với một chuyên gia hoặc bác sĩ tâm thần;
  • Các thuốc như thuốc chẹn beta và thuốc an thần giúp giảm các triệu chứng lo lắng và hoảng sợ;
  • Các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu và yoga ;
  • Hoạt động thể chất và tập thể dục để quản lý lo lắng;
  • Tập trung vào hơi thở, quan sát, lắng nghe và các cách tập trung tâm trí khác giúp đối phó với căng thẳng.

Các thuốc được thử nghiệm với các loại khác của rối loạn lo âu, nhưng rất ít thông tin về hiệu quả của chúng trong điều trị chứng sợ lỗ.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý chứng sợ lỗ?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với chứng sợ lỗ:

Nghỉ ngơi đầy đủ Ăn chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng Tránh caffeine và các chất khác có thể làm tăng sự lo lắng Tiếp cận với bạn bè, gia đình hay một nhóm hỗ trợ để kết nối với những người có vấn đề tương tự Đối mặt trực tiếp với các tình huống sợ hãi càng nhiều càng tốt

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Chứng sợ lỗ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:27/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM