Chứng sợ độ cao - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chứng sợ độ cao là tình trạng bất thường của cơ thể khi bạn di chuyển đến những nơi có độ cao lớn. Bệnh say núi cấp tính (AMS) là dạng phổ biến nhất của chứng say độ cao. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo.

Chứng sợ độ cao - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Chứng sợ độ cao là tình trạng gì?

Chứng sợ độ cao là tình trạng bất thường của cơ thể khi bạn di chuyển đến những nơi có độ cao lớn. Bệnh say núi cấp tính (AMS) là dạng phổ biến nhất của chứng say độ cao.

2. Triệu chứng

Những triệu chứng và dấu hiệu của chứng sợ độ cao là gì?

Triệu chứng của chứng sợ độ cao có thể là nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, khó thở, khó ngủ, chóng mặt, mệt mỏi. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 6-48 giờ sau khi lên cao.

Trong một số trường hợp hiếm, chứng sợ độ cao có thể làm tích tụ dịch lỏng ở não và phổi (phù não và phù phổi), gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Nghe một âm thanh như tiếng giấy bị vò lại khi hít thở Khó thở nghiêm trọng;
  • Ho ra chất lỏng màu hồng, sủi bọt;
  • Vụng về và đi lại khó khăn;
  • Lú lẫn và có thể dẫn đến mất ý thức.

Các triệu chứng này báo hiệu tình trạng của người bệnh đang rất nguy kịch và cần được chăm sóc ngay lập tức.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Say độ cao sẽ tự khỏi khi bạn quen dần với độ cao hoặc khi bạn di chuyển trở lại xuống nơi thấp hơn. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng nặng do phù phổi và phù não thì người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra chứng sợ độ cao?

Khi bạn ở những vùng cao, lượng oxy sẽ thấp hơn. Khi đó, cơ thể phải điều chỉnh lại nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn để duy trì lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Nếu bạn lên cao quá nhanh trong thời gian ngắn, cơ thể bạn sẽ không kịp thích nghi dẫn đến chứng sợ độ cao.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải chứng sợ độ cao?

Theo thống kê, một nửa dân số thế giới gồm cả nam lẫn nữ đều có thể bị sợ độ cao, đặc biệt nếu ở độ cao từ 2.400m trở lên. Chứng say độ cao phổ biến hơn ở người có vấn đề về phổi và ở những người thường sống ở những nơi có độ cao rất thấp nên không quen với điều kiện không khí và áp suất ở những nơi có vị trí cao.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng sợ độ cao?

Các yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc chứng sợ độ cao bao gồm:

Tuổi tác: những người trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi say độ cao hơn Nơi sinh sống: bạn sinh sống lâu năm ở nơi trũng thấp như đồng bằng hoặc gần biển và chưa bao giờ đi lên vùng núi cao Thể lực của bạn bẩm sinh không tốt Bạn từng hoặc đang mắc các bệnh về phổi

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng sợ độ cao?

Bác sĩ có thể chẩn đoán chứng sợ độ cao dựa trên bệnh sử di chuyển đến các nơi cao của bạn và khám lâm sàn các triệu chứng. Trong đó, bác sĩ có thể sử dụng ống nghe để phát hiện các âm thanh như tiếng nứt trong phổi. Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng tràn dịch phổi.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm máu;
  • Chụp CT não;
  • Chụp X-quang ngực;
  • Điện tâm đồ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng sợ độ cao?

Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào độ cao và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thông thường, đầu tiên bệnh nhân cần được đưa đến nơi có độ cao thấp một cách nhanh chóng và an toàn để bắt đầu trị liệu bằng oxy càng sớm càng tốt. Sau đó, các triệu chứng thường biến mất sau 1-3 ngày nghỉ ngơi. Ngoài ra, paracetamol hoặc aspirin cũng có thể trị các triệu chứng nhẹ. Các loại thuốc như cetazolamide và nifedipine được chỉ định cho các triệu chứng nặng hơn.

Nếu người bệnh xuất hiện tình trạng phù não do độ cao, bạn cần lập tức đưa họ đến nơi có độ cao thấp và trị liệu bằng oxy. Sau đó, bạn cần cho dùng dexamethasone (một loại thuốc steroid) để giúp phòng ngừa các tổn thương thần kinh nghiêm trọng và tránh tử vong.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng sợ độ cao?

Những việc bạn nên làm để kiểm soát chứng sợ độ cao bao gồm:

Bạn không nên lên những nơi có độ cao lớn quá nhanh mà nên dành từ 2-4 ngày để cơ thể có những điều chỉnh phù hợp; Trước khi đến những nơi có độ cao lớn, bạn nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn nên dùng thuốc gì để phòng ngừa bệnh say độ cao. Bạn nên dùng acetazolamide trước khi lên cao và tiếp tục dùng khi ở trên cao. Tuy nhiên, khi dùng thuốc này bạn có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, tê môi, tê ngón tay ngón chân; Nghỉ ngơi đầy đủ; Uống nhiều nước và tăng lượng carbohydrate trong cơ thể để giảm thiểu tác động của chứng sợ độ cao; Khi đang ở nơi có độ cao lớn, hãy di chuyển càng nhanh càng tốt đến nơi thấp hơn nếu bạn phát sinh các triệu chứng về thần kinh hoặc hô hấp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Chứng sợ độ cao, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:27/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM