Chứng ngủ lịm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chứng ngủ lịm có thể khiến bạn buồn ngủ, mệt mỏi và uể oải. Tình trạng uể oải có thể liên quan đến tâm thần hoặc thể chất. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của chứng ngủ lịm, mời các bạn tham khảo.

Chứng ngủ lịm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Chứng ngủ lịm là gì?

Chứng ngủ lịm có thể khiến bạn buồn ngủ, mệt mỏi và uể oải. Tình trạng uể oải có thể liên quan đến tâm thần hoặc thể chất. Những người có tất cả triệu chứng trên sẽ được mô tả là mắc chứng ngủ lịm.

Tình trạng này cũng có thể liên quan đến một số tình trạng sức khỏe tâm thần và vật lý tiềm ẩn.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng ngủ lịm là gì?

Các triệu chứng ngủ lịm bạn có thể gặp phải như:

  • Thay đổi tâm trạng;
  • Giảm sự tỉnh táo và khả năng suy nghĩ ;
  • Mệt mỏi ;
  • Thiếu năng lượng;
  • Uể oải.

Người mắc bệnh cũng có thể hành động như thể họ bị chóng mặt. Người bệnh có thể di chuyển chậm hơn bình thường.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Các triệu chứng ngủ lịm có thể cần được điều trị khẩn cấp, đặc biệt nếu chúng xuất hiện đột ngột. Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Đau ngực;
  • Không phản ứng hoặc ít có phản ứng;
  • Không có khả năng di chuyển các chi ở một bên của cơ thể ;
  • Lơ mơ, chẳng hạn như không biết tên, ngày tháng hoặc nơi ở;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Tê liệt ở một hoặc cả hai bên mặt;
  • Mất ý thức;
  • Chảy máu trực tràng;
  • Đau đầu dữ dội ;
  • Khó thở ;
  • Nôn ra máu.

Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:

  • Những cơn đau nhức không thể điều trị được ;
  • Khó ngủ;
  • Khó chịu đựng nhiệt độ nóng hoặc lạnh;
  • Kích ứng mắt;
  • Mệt mỏi kéo dài hơn 2 tuần;
  • Cảm giác buồn bã hay cáu kỉnh ;
  • Các tuyến cổ bị sưng;
  • Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.

Chứng ngủ lịm ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ cũng có thể mắc ngủ lịm. Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh có thể cần được cấp cứu ngay gồm:

  • Khó đánh thức trẻ dậy ;
  • Sốt 38,9°C ;
  • Các triệu chứng mất nước, chẳng hạn như khóc mà không chảy nước mắt, khô miệng hoặc tã ít nước ;
  • Phát ban đột ngột ;
  • Nôn nhiều, đặc biệt là nôn hơn 12 giờ.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây chứng ngủ lịm là gì?

Nhiều loại bệnh cấp tính có thể khiến bạn cảm thấy ngủ lịm, cúm hoặc viêm dạ dày ruột. Các tình trạng sức khỏe khác cũng có thể gây ra hội chứng này như:

  • Ngộ độc carbon monoxide ;
  • Mất nước;
  • Sốt ;
  • Cường giáp;
  • Suy giáp;
  • Não úng thủy hoặc sưng não;
  • Suy thận;
  • Bệnh Lyme ;
  • Viêm màng não;
  • Bệnh tuyến yên, như ung thư tuyến yên ;
  • Thiếu hụt dinh dưỡng;
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ;
  • Đột quỵ ;
  • Chấn thương sọ não.

Chứng ngủ lịm cũng có thể là kết quả của tình trạng sức khỏe tâm thần, bao gồm:

  • Rối loạn trầm cảm nặng;
  • Trầm cảm sau sinh ;
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Ngủ lịm cũng có thể là một tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như chất gây nghiện.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán chứng ngủ lịm?

Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử của bạn. Họ cũng có thể làm một số xét nghiệm như: 

  • Lắng nghe tim và phổi ;
  • Kiểm tra âm thanh ruột và cơn đau;
  • Đánh giá mức độ nhận thức của người bệnh.

Các xét nghiệm chẩn đoán khác có thể dựa vào nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ nghi ngờ, ví dụ như nếu bác sĩ nghĩ bạn bị rối loạn tuyến giáp, họ có thể đề nghị xét nghiệm máu để xem hormone tuyến giáp của bạn cao hay thấp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cần làm các xét nghiệm hình ảnh khác, như chụp CT hoặc MRI, nếu bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân có liên quan đến não, chẳng hạn như chấn thương đầu, đột quỵ hoặc viêm màng não.

Những phương pháp nào giúp điều trị chứng ngủ lịm?

Việc điều trị chứng ngủ lịm sẽ dựa vào nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như bác sĩ sẽ kê thuốc chống trầm cảm nếu tình trạng ngủ lịm là do trầm cảm hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

Bạn có thể áp dụng một số thói quen lành mạnh tại nhà để giảm bớt mệt mỏi do ngủ lịm, như:

  • Uống nhiều nước;
  • Chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Ngủ nhiều ;
  • Giảm mức độ căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu các biện pháp trên không hiệu quả, bạn hãy đến gặp bác sĩ để điều trị đúng cách.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Chứng ngủ lịm, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:27/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM