Triết học

Triết học là gì? Đối tượng của Triết học là ai? Nguồn gốc, vai trò của Triết học là gì?... Đây là những câu hỏi hay gặp phải của môn Triết học. Nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập và ôn thi của các bạn sinh viên, eLib chia sẻ đến bạn chuyên mục Triết học bao gồm bài giảng môn Triết học, câu hỏi tự luận môn Triết, câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Triết học và tài liệu tham khảo giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi tới. Chúc các bạn đạt kết quả thật cao cho kì thi cuối khóa.

1. Triết học là gì?

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Chuyên đề Triết học Mac Lenin mà eLib tổng hợp dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn sinh viên bao gồm 3 phần:

2. Bài giảng Triết học

Chương trình học môn Mác Lênin bao gồm 10 chương, nội dung giới thiệu cho người học các khái niệm, đối tượng, lịch sử nghiên cứu, trường phái về Triết học.Tương ứng với từng chương sẽ cung cấp cho các bạn sinh viên nội dung bài giảng chi tiết được tổng hợp và biên soạn từ cuốn giáo trình Triết học Mác Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cụ thể:

Chương mở đầu: Nhập Môn Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - Lênin

Chương 1: Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng

Chương 2: Phép Biện Chứng Duy Vật

Chương 3: Chủ Nghĩa Duy Vật Lịch Sử

Chương 4: Học Thuyết Giá Trị

Chương 5: Học Thuyết Giá Trị Thặng Dư

Chương 6: Học Thuyết Về Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền Và Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền Nhà Nước

Chương 7: Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Và Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa

Chương 8: Những Vấn Đề Chính Trị-Xã Hội Có Tính Quy Luật Trong Tiến Trình Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa

Chương 9: Chủ Nghĩa Xã Hội Thực Hiện Và Triển Vọng

3. Đề thi kết thúc môn Triết học Mác Lênin

Sau khi kết thúc nội dung bài học, để tiện cho các bạn sinh viên ôn tập, kiểm tra kiến thức, eLib đã tổng hợp bộ đề cương ôn tập môn Triết học, bộ trắc nghiệm ôn thi gồm những câu hỏi có gợi ý đáp án. Dưới đây là một số câu hỏi tự luận và trắc nghiệm mẫu.

3.1 Câu hỏi tự luận ôn tập Triết học Mác - Lênin

Câu 1: Triết học là gì? Trình bày nguồn gốc, đặc điểm và đối tượng của triết học.

Câu 2: Vấn đề cơ bản của triết học. Cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học?

Câu 3: Giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình có sự khác biệt căn bản gì?

Câu 4: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội. Vai trò của triết học Mác – Lênin đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.

Câu 5: Vì sao sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử và là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học?

Câu 6: Trình bày những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy.

Câu 7: Trình bày quan niệm về đạo đức – chính trị – xã hội của Nho gia nguyên thủy

Câu 8: Trình bày những tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia

Câu 9: Trình bày những tư tưởng pháp trị của Hàn Phi

Câu 10: Trình bày những nội dung cơ bản của triết học Đêmôcrít

Câu 11: Trình bày những nội dung cơ bản của triết học Platông

Câu 12: Trình bày những nội dung cơ bản của triết học Ph. Bêcơn

Câu 13: Trình bày những nội dung cơ bản của triết học R. Đềcáctơ

Câu 14: Trình bày khái quát về hệ thống triết học của Ph. Hêghen

Câu 15: Trình bày những nội dung cơ bản của triết học L. Phoiơbắc

Câu 16: Trình bày các quan niệm cơ bản của triết học duy vật về vật chất?

Câu 17: Trình bày quan niệm duy vật biện chứng về vận động và không gian, thời gian?

Câu 18: Trình bày quan niệm duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức?

Câu 19: Phân tích vai trò và tác dụng của ý thức. Trình bày tóm tắt nội dung nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới và nguyên tắc khách quan mácxít?

Câu 20: Nêu định nghĩa, nguồn gốc, chức năng và phân loại nguyên lý, quy luật và phạm trù.

3.2 Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin

Câu 1: Triết học có chức năng cơ bản nào ?

a. Chức năng thế giới quan

b. Chức năng phương pháp luận chung nhất.

c. Cả a và b

d. Không có câu trả lời đúng

Câu 2: Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm ?

a. Do hạn chế của nhận thức con người về thế giới.

b. Sự phân chia giai cấp và sự tách rời đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong xã hội có giai cấp đối kháng

c. Cả a và b

d. Khác

Câu 3: Trong xã hội có giai cấp, triết học:

a. Cũng có tính giai cấp.

b. Không có tính giai cấp.

c. Chỉ triết học phương tây mới có tính giai cấp.

d. Tùy từng học thuyết cụ thể.

Câu 4: Chọn luận điểm thể hiện lập trường triết học duy tâm lịch sử.

a. Quan hệ sản xuất mang tính chất vật chất.

b. Yếu tố kinh tề quyết định lịch sử.

c. Sự vận đồng, phát triển của xã hội, suy cho đến cùng là do tư tưởng của con người quyết định.

d. Kiến trúc thượng tầng chỉ đóng vai trò thụ động trong lịch sử.

Câu 5: Nhận định sau đây thuộc lập trường triết học nào?

“Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử.”

a. Chủ nghĩa duy vậy biện chứng.

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

d. Chủ nghĩa duy vật tầm thường.

Câu 6: Phép biện chứng cổ đại là:

a. Biện chứng duy tâm.

b. Biện chứng ngây thơ, chất phác.

c. Biện chứng duy vật khoa học.

d. Biện chứng chủ quan.

Câu 7: Phép biện chứng của triết học Hêghen là:

a. Phép biện chứng duy tâm chủ quan.

b. Phép biện chứng duy vật hiện đại.

c. Phép biện chứng ngây thơ chất phác.

d. Phép biện chứng duy tâm khách quan.

Câu 8: Vận động của tự nhiên và lịch sử là sự tha hóa từ sự tự vận động của ý niệm tuyệt đối. Quan niệm trên thuộc lập trường triết học nào ?

a. Chủ nghĩa duy vật.

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

d. Chủ nghĩa nhị nguyên triết học.

Câu 9: Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống: “Điểm xuất phát của ……… là: sự khẳng định những sự vật và hiện tượng của tự nhiên đều bao gồm những mâu thuẫn vốn có của chúng”.

a. Phép siêu hình.

b. Phép biện chứng.

c. Phép biện chứng duy tâm.

d. Phép biện chứng duy vật.

Câu 10: Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống: “Phép siêu hình đẩy lùi được ……… nhưng chính nó lại bị phép biện chứng hiện đại phủ định”.

a. Phép biện chứng duy tâm.

b. Phép biện chứng cổ đại.

c. Chủ nghĩa duy tâm.

d. Chủ nghĩa duy vật.

Câu 11: “Tất cả cái gì đang vận động, đều vận động nhờ một cái khác nào đó”.

Nhận định này gắn liện với hệ thồng triết học nào ? Hãy chọn phương án sai.

a. Triết học duy vật.

b. Triết học duy tâm.

c. Triết học duy tâm khách quan.

d. Triết học duy tâm chủ quan.

Câu 12: Nên gắn ý kiến: “Nguyên nhân cao hơn, hoàn thiện hơn với kết quả của nó” với lập trường triết học nào ?

a. Triết học duy tâm chủ quan.

b. Triết học duy tâm khách quan.

c. Triết học duy vật.

d. Khác.

Câu 13: Hãy chọn luận điểm quan trọng để bác lại thế giới quan tôn giáo.

a. Nguyên nhân ngang bằng với kết quả của nó.

b. Nguyên nhân cao hơn, hoàn thiện hơn kết quả của nó.

c. Khác.

Câu 14: Chọn nhận định theo quan điểm siêu hình.

a. Cái chung tồn tại một cách độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng.

b. Cái chung không tồn tại một cách thực sự, trong hiện thực chỉ có cách sự vật đơn thuần nhất là tồn tại.

c. Cài chung chỉ tồn tại trong danh nghĩa do chủ thể đang nhận thức gắn cho sự vật như một thuật ngữ để biểu thị sự vật.

d. Khác.

Câu 15: Triết học có chức năng:

a. Thế giới khác quan.

b. Phương pháp luận.

c. Thế giới quan và phương pháp luận.

d. Khác.

4. Tài liệu tham khảo

Để việc học và thi đạt kết quả cao, các bạn sinh viên cần tham khảo thêm tài liệu. Tại phần này, eLib đã tổng hợp để gửi đến các bạn một số cuốn giáo trình Triết học thông dụng, 10 cuốn sách nhập môn Triết học hay nhất hay những bài giảng chi tiết môn Triết học được biên soạn từ các giảng viên của trường ĐH, CĐ.

Trên đây là một số thông tin về môn Triết học Mác - Lênin mà eLib muốn gửi đến các bạn. Hy vọng các bạn sinh viên sẽ củng cố kiến thức, khơi dậy tình yêu cho môn học này để từ đó đạt điểm số thật cao.

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Triết học đại cương có đáp án dưới đây.

Trắc Nghiệm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM