Luật Trách nhiệm hình sự
Chuyên mục Luật Trách nhiệm hình sự được eLib chia sẻ dưới đây tổng hợp các Thông tư, Nghị định, Nghị quyết, Sắc lệnh, Quyết định,... về trách nhiệm hình sự mới nhất hiện nay. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích hỗ trợ cho quá trình học tập, kinh doanh của bạn, mời các bạn cùng tham khảo.Mục lục nội dung
1. Tổng quan về Luật Trách nhiệm hình sự
1.1 Luật Trách nhiệm hình sự là gì?
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình.
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
Luật Trách nhiệm hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quy định tội phạm, xác định hình phạt với các tội phạm nhằm đấu tranh chống tội phạm, loại trừ mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội. Luật Trách nhiệm hình sự bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Trách nhiệm hình sự
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh. Các quan hệ xã hội được các quy phạm Trách nhiệm hình sự tác động tới là đối tượng điều chỉnh của Luật Trách nhiệm hình sự. Luật Trách nhiệm hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội khi có tội phạm xảy ra và đó cũng chính là các quan hệ pháp luật hình sự.
Vậy, Đối tượng điều chỉnh của Luật Trách nhiệm hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.
Thời điểm bắt đầu xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự là thời điểm người phạm tội bắt đầu thực hiện tội phạm và quan hệ pháp luật này chấm dứt khi người phạm tội được xóa án tích. Trong cả quá trình này xuất hiện đồng thời quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, quan hệ pháp luật dân sự… Tuy nhiên, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, đa số trường hợp bắt đầu xuất hiện khi có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can.
Trong quan hệ pháp luật hình sự luôn có hai chủ thể với những vị trí pháp lý khác nhau.
Nhà nước: Có quyền truy tố, xét xử người phạm tội, buộc họ phải chịu những biện pháp trách nhiệm hình sự nhất định để bảo vệ pháp luật bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Nhà nước thực hiện quyền này bằng cách thể hiện ý chí của mình trong Bộ luật hình sự. Mặt khác, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.
Người phạm tội: Có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng đối với mình. Mặt khác, họ có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tóm lại, đối tượng điều chỉnh của Luật Trách nhiệm hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khi có tội phạm xảy ra, Luật Trách nhiệm hình sự tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ phát triển, tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm. Bằng cách đó, Luật Trách nhiệm hình sự góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các quyền và lợi ích của công dân cũng như đảm bảo việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội do Nhà nước đề ra.
1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật Trách nhiệm hình sự
Luật Trách nhiệm hình sự có phương pháp điều chỉnh riêng biệt vì quan hệ xã hội được Luật Trách nhiệm hình sự điều chỉnh là quan hệ hình thành giữa Nhà nước và người phạm tội. Nhà nước dùng uy quyền để quy định tội phạm ấy, ấn định hình phạt buộc người phạm tội chịu hình phạt ấy. Tính uy quyền trong phương pháp điều chỉnh của Luật Trách nhiệm hình sự là:
- Nhà nước tự mình quy định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm;
- Nhà nước giao nhiệm vụ xử lý tội phạm cho các cơ quan tư pháp. Những cơ quan này có quyền nhân danh Nhà nước điều tra, truy tố, xét xử, xác định hình phạt, buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt;
2. Nhiệm vụ của Bộ Luật hình sự
Nhiệm vụ của Luật Hình sự quy định tại Điều 1 của Bộ luật Hình sự 1999, thể hiện tập trung với 3 nhóm cụ thể như sau:
Luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Đó là, bảo vệ chế độ xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN.
Với một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta, Bộ luật hình sự là một trong những công cụ hữu hiệu và sắc bén của Nhà nước trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Luật hình sự còn có nhiệm vụ giáo dục mọi người nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
3. Một số Nghị quyết Trách nhiệm hình sự tiêu biểu
Nghị quyết 18/2020/NQ-HĐND quy định về chế độ hỗ trợ đối với những người tham gia trực tiếp công tác giải quyết nguồn tin về tội phạm; điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ công tác đấu tranh với tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nghị quyết 04/2020/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 01/NQ-HĐND về vấn đề: “Cấm trồng, sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, sử dụng thuốc phiện-các chất ma tuý. Chế độ bắt buộc cai nghiện” do tỉnh Lào Cai ban hành5 Nghị quyết 24/2019/NQ-HĐND về biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng điều 66 và điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân ân tối cao ban hành
Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại khoản 3 điều 7 Bộ Luật hình sự 100/2015/QH13 do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết 144/2016/QH13 về lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13, Bộ luật tố tụng hình sự 101/2015/QH13; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 99/2015/QH13; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 94/2015/QH13 và bổ sung dự án Bộ luật hình sự 100/2015/QH13 sửa đổi vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016
....
4. Thông tư Trách nhiệm hình sự mới nhất
Thông tư 53/2020/TT-BTC về hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
Thông tư 28/2020/TT-BCA quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân
Thông tư 65/2019/TT-BCA quy định về thi hành án hình sự tại cộng đồng
Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Thông tư 27/2018/TT-BCA quy định về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam, Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân
Thông tư 10/2020/TT-BCA quy định về đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân
Thông tư 43/2019/TT-BCA các loại mẫu giấy tờ trong công tác chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù
Thông tư 64/2019/TT-BCA quy định về giải quyết trường hợp người được tha tù
....
Trên đây là khái niệm về Luật Trách nhiệm hình sự và một số thông tin về hình sự mà bạn cần nắm rõ. Ngoài ra, eLib còn chia sẻ đến bạn các Nghị quyết, Thông về việc thực hiện, tuân thủ quy định Luật Trách nhiệm hình sự trong quá trình hoạt động, mời các bạn cùng tham khảo.