Dự thảo luật Tài chính - Ngân hàng

Chuyên mục Dự thảo luật Tài chính - Ngân hàng được eLib tổng hợp và chia sẻ đến bạn các văn bản luật, Nghị định, Thông tư,... mới nhất được cơ quan nhà nước soạn thảo liên quan đến lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua và ban hành. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tổng quan về Dự thảo Luật Tài chính - Ngân hàng

1.1 Khái niệm Dự thảo

Dự thảo luật là Bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành.

Quy trình soạn thảo, trình cơ quan lập pháp (Quốc hội hay Nghị viện) thông qua, ban hành ở các nướ có nhiều điểm tương đồng, nhưng do cơ quan lọ pháp của các nước, xét về mặt cơ cấu, một viên . hai viện, theo hình thức chính thể cộng hòa tổng thống hay cộng hòa đại nghị hoặc theo hình tới chính thể cộng hoà hay quân chủ, cũng như truyền thống lịch sử mà có nhiều nét khác nhau.

1.2 Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi

Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định về tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và việc thành lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

Luật này điều chỉnh các hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam của Tổng Công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần vào sự ổn định của hệ thống tài chính Việt Nam và đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của lĩnh vực ngân hàng. 

Quyền trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi:

Trong trường hợp Tổng công ty cho rằng một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đang hoặc sắp mất khả năng thanh tóan, Tổng công ty coi việc trở thành chủ nợ của một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là cần thiết và Tổng công ty sẽ bắt đầu và áp dụng bất kỳ biện pháp hoặc thủ tục tố tụng nào mà một chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể tiến hành theo luật nhằm bảo tồn tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoặc tiến hành các bước để bắt đầu thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Thanh tra và kiểm tra các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi:

- Tổng công ty có quyền tiến hành kiểm tra hoạt động của mỗi một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi một lần một năm và ở các thời điểm mà Tổng công ty cần nhằm thực hiện các mục đích cụ thể...

- Tổng công ty có thể tham khảo báo cáo kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi do Ngân hàng nhà nước hoặc bất kỳ một cơ quan hay một cá nhân nào thực hiện.

- Tổng công ty, hoặc bất kỳ bên nào tiến hành kiểm tra một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo điều khoản này, sẽ tiến hành kiểm tra hoặc thanh tra nếu cần thiết để đưa ra bản đánh giá mức độ an toàn và vững mạnh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, bao gồm cả tình hình tài chính, bằng cách xếp hạng hoặc bằng bất kỳ phương pháp nào khác; và đánh giá về hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; và

- Tổng công ty có quyền đối với tất cả các thông tin mà NHNN hoặc bất kỳ cơ quan nào hoặc cá nhân tiến hành kiểm tra nào nhận được hoặc đưa ra, dù trong quá trình tiến hành một cuộc kiểm tra hay thanh tra hoặc ngược lại, liên quan tới công việc của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoặc của bất kỳ chi nhánh hay công ty con của tổ chức đó hoặc của bất kỳ người nào chịu trách nhiệm quản lý tổ chức thành viên hoặc bất kỳ chi nhánh hoặc công ty con của tổ chức đó, liên quan tới mức độ an toàn và vững mạnh, hoặc các hoạt động, của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

- Nếu được đề nghị thực hiện yêu cầu của Tổng công ty, cá nhân tiến hành cuộc kiểm tra sẽ rà soát, hoặc buộc người khác rà soát thay mặt một cá nhân cụ thể, trong khoảng thời gian xác định bởi Tổng công ty, độ chính xác của tổng lãi hàng năm mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi thu được, đây là căn cứ để tính phí bảo hiểm và cũng là một trong những căn cứ để xác định hạng phí.

2. Dự thảo Nghị định về Tài chính - Ngân hàng

2.1 Khái niệm Nghị định

Nghị định là loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Theo đó, Nghị định là văn bản do chính phủ ban hành dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Chính phủ ban hành nghị định để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Chính phủ ban hành nghị định để quy định:

  • Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
  • Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
  • Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

VD: Quốc hội ban hành Luật hộ tịch 2014, sau đó Chính phủ sẽ ban hành Nghị định 123/2015/NĐ-CP để quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

2.2 Dự thảo Nghị định Tài chính - Ngân hàng mới nhất

  • Dự thảo Nghị định về việc thẩm định giá khởi điểm khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm
  • Dự thảo Nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
  • Dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt
  • Dự thảo Nghị định về nội dung đặc thù về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng yếu kém trong quá trình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu
  • Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư
  • Dự thảo Nghị định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  • Dự thảo Nghị định quy định cơ chế đặc thù về tài chính, ngân sách đối với thành phố Hải Phòng
  • ...

3. Dự thảo Thông tư về Tài chính - Ngân hàng

3.1 Khái niệm Thông tư

Thông tư là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Thông tư thường là văn bản hướng dẫn nghị định của Chính phủ, liên quan đến ngành hay lĩnh vực do bộ, ngành quản lí. Thông tư có hai loại: thông tư do một bộ, ngành ban hành và thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, ngành ban hành để hướng dẫn nghị định của chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực do các bộ, ngành đó quản lí.

Thông tư bao gồm:

  • Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định, những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
  • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

3.2 Dự thảo Thông tư Tài chính - Ngân hàng mới nhất

  • Dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán nợ công do Bộ Tài chính ban hành
  • Dự thảo Thông tư ban hành và công bố chuẩn mực kế toán công Việt Nam (đợt 1) do Bộ Tài chính ban hành
  • Dự thảo Thông tư hướng dẫn về hoạt động của công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Dự thảo Thông tư quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Dự thảo Thông tư quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Dự thảo Thông tư về Hướng dẫn giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm được niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
  • Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng để đầu tư ra nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
  • ...

Trên đây là các thông tin về dự thảo Luật Tài chính - Ngân hàng, Nghị định, thông tư về Tài chính - Ngân hàng mà bạn cần hiểu và nắm rõ. Ngoài ra, eLib còn giới thiệu đến bạn các văn bản dự định Luật, Nghị định, Thông tư về việc thực hiện, chấp hành quy định của pháp luật về Tài chính - Ngân hàng mới nhất hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM