Dự thảo Luật lĩnh vực khác

Chuyên mục Dự thảo luật Việt Nam được eLib tổng hợp và chia sẻ đến bạn các văn bản luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư,... mới nhất được cơ quan nhà nước soạn thảo liên quan đến lĩnh vực công tác xã hội, hợp tác quốc tế,... để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua và ban hành. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tổng quan về Dự thảo các lĩnh vực Luật Việt Nam

1.1 Khái niệm Dự thảo

Dự thảo luật là Bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành.

Quy trình soạn thảo, trình cơ quan lập pháp (Quốc hội hay Nghị viện) thông qua, ban hành ở các nướ có nhiều điểm tương đồng, nhưng do cơ quan lọ pháp của các nước, xét về mặt cơ cấu, một viên . hai viện, theo hình thức chính thể cộng hòa tổng thống hay cộng hòa đại nghị hoặc theo hình tới chính thể cộng hoà hay quân chủ, cũng như truyền thống lịch sử mà có nhiều nét khác nhau.

1.2 Dự thảo Luật Công tác xã hội

Luật này quy định vai trò, nhiệm vụ của công tác xã hội, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ công tác xã hội; tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội; cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; quy trình, thủ tục thực hiện dịch vụ công tác xã hội; các điều kiện bảo đảm cung cấp dịch vụ công tác xã hội; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác xã hội.

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp hoặc thụ hưởng các dịch vụ công tác xã hội trong các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội:

- Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người sử dụng dịch vụ công tác xã hội.

- Tôn trọng quyền của người sử dụng dịch vụ công tác xã hội; giữ bí mật thông tin cá nhân và đời tư được ghi trong hồ sơ quản lý trường hợp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Cung cấp dịch vụ kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn nghiệp vụ công tác xã hội.

- Ưu tiên cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với trường hợp khẩn cấp, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.

- Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề công tác xã hội.

- Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người làm công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội khi cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

Chính sách của Nhà nước về công tác xã hội:

- Xây dựng cơ chế chính sách và bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của nhân dân, đặc biệt là các nhóm người ưu tiên cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

- Có chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

- Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

1.3 Dự thảo Luật Thỏa thuận quốc tế

Luật này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan trong việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Luật này không điều chỉnh việc ký kết, thực hiện thỏa thuận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo pháp luật về quản lý nợ công; thỏa thuận về cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài theo pháp luật về cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; thỏa thuận về viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo pháp luật về viện trợ phi chính phủ nước ngoài; hợp đồng theo pháp luật về dân sự; hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư theo pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế:

- Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.

- Việc ký kết thỏa thuận quốc tế không được làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế; không được ký kết thỏa thuận quốc tế về các vấn đề phải thực hiện thông qua việc ký kết điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủ theo quy định của pháp luật.

- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế và tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật này.

- Việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 2 của Luật này không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức Việt Nam không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.

- Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế được ký kết, đồng thời có quyền yêu cầu bên ký kết nước ngoài cũng phải thực hiện thỏa thuận quốc tế đó trên tinh thần hữu nghị, hợp tác.

Nội dung quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

- Bảo đảm việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.

- Phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

- Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.

- Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

1.4 Dự thảo Luật Phòng chống ma túy

Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống ma túy.

Những hành vi bị nghiêm cấm:

- Trồng cây có chứa chất ma túy.

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

- Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát chất ma túy, tiền chất; cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần trái quy định của pháp luật.

- Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy.

- Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội về ma túy mà có.

- Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma túy.

- Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma túy.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

- Hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy, sản xuất trái phép chất ma túy, sử dụng chất ma túy, quảng cáo, tiếp thị chất ma túy trên không gian mạng.

- Các hành vi trái phép khác về ma túy.

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống ma túy:

- Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ, hỗ trợ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma túy; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma túy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống ma túy; kết hợp phòng, chống ma túy với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.

- Kinh phí cho công tác phòng, chống ma túy do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, cơ quan thực hiện công tác cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

- Chính phủ quy định chi tiết chính sách ưu đãi đặc biệt.

2. Dự thảo Nghị định về các lĩnh vực Luật Việt Nam

2.1 Khái niệm Nghị định

Nghị định là loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Theo đó, Nghị định là văn bản do chính phủ ban hành dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Chính phủ ban hành nghị định để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Chính phủ ban hành nghị định để quy định:

  • Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
  • Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
  • Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

VD: Quốc hội ban hành Luật hộ tịch 2014, sau đó Chính phủ sẽ ban hành Nghị định 123/2015/NĐ-CP để quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

2.2 Dự thảo Nghị định các lĩnh vực Luật mới nhất

  • Dự thảo Nghị định về quy định chi tiết một số điều của bộ luật về khiếu nại và tố cáo
  • Dự thảo Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 181/2013/NĐ-CP
  • Dự thảo Nghị định về quy định xử phạt vi phạm trong hoạt động báo chí, xuất bản
  • Dự thảo Nghị định quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
  • Dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng pháo
  • Dự thảo Nghị định hướng dẫn triển khai bảo hiểm vi mô
  • ...

3. Dự thảo Thông tư về các lĩnh vực Luật Việt Nam

3.1 Khái niệm Thông tư

Thông tư là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Thông tư thường là văn bản hướng dẫn nghị định của Chính phủ, liên quan đến ngành hay lĩnh vực do bộ, ngành quản lí. Thông tư có hai loại: thông tư do một bộ, ngành ban hành và thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, ngành ban hành để hướng dẫn nghị định của chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực do các bộ, ngành đó quản lí.

Thông tư bao gồm:

  • Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định, những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
  • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

3.2 Dự thảo Thông tư các lĩnh vực Luật mới nhất

  • Dự thảo Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH
  • Dự thảo 2 về bãi bỏ danh mục bí mật nhà nước do bộ trưởng bộ Công An ban hành
  • Dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật và khai thác tài liệu khí tượng thủy văn
  • Dự thảo Thông tư về gia hạn, điều chỉnh lại giấy phép tài nguyên nước
  • Dự thảo Thông tư về công tác điều tra khảo sát khí tượng thuỷ văn
  • Dự thảo Thông tư về ban hành đinh mức kinh tế - kỹ thuật dự báo khí tượng thuỷ văn
  • Dự thảo Thông tư quy định giá dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
  • Dự thảo 3 thông tư hướng dẫn về trình bày ấn phẩm công báo
  • ...

4. Dự thảo Quyết định về các lĩnh vực Luật Việt Nam

4.1 Khái niệm Quyết định

Quyết định là một loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Quyết định là việc công bố hay công nhận một vấn đề đối với tổ chức hay cá nhân nào đó có tính thực thi bắt buộc.

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, tùy từng chủ thể ban hành mà có các loại quyết định sau:

Quyết định của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước ban hành quyết định để quy định:

  • Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được;
  • Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định:

  • Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
  • Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước

Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định để quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.

Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:

  • Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
  • Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
  • Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao.

4.2 Dự thảo Quyết định các lĩnh vực Luật mới nhất

  • Dự thảo Quyết định điều chuyển hệ thống điện
  • Dự thảo về ban hành danh mục thông tin quan trọng an ninh quốc gia
  • Dự thảo Quyết định tiêu hủy và bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu
  • Dự thảo Quyết định tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam
  • Dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện
  • Dự thảo Quyết định sửa đổi một số điều về thanh tra an toàn thực phẩm
  • ...

Trên đây là các thông tin về dự thảo Luật Y tế - Sức khỏe, Nghị định, thông tư về Y tế - Sức khỏe mà bạn cần hiểu và nắm rõ. Ngoài ra, eLib còn giới thiệu đến bạn các văn bản dự định Luật, Nghị định, Thông tư về việc thực hiện, chấp hành quy định của pháp luật về Y tế - Sức khỏe mới nhất hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM