Xét nghiệm Cholesterol HDL - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
Xét nghiệm cholesterol HDL là xét nghiệm đo nồng độ chất béo có lợi trong máu của bạn. Nghiên cứu cho rằng những người có nồng độ cholesterol HDL cao trong máu thường ít có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Vậy trong quá trình thực hiện cần lưu ý những gì? Kết quả có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm cholesterol HDL (High-Density Lipoprotein)
Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Máu
1. Tìm hiểu chung
Xét nghiệm cholesterol HDL là gì?
Xét nghiệm cholesterol HDL là xét nghiệm đo nồng độ chất béo có lợi trong máu của bạn (HDL là một dạng chất béo có lợi cho cơ thể).
HDL là cholesterol lipoprotein mật độ cao. Lipoprotein bao gồm protein và chất béo. HDL còn được biết như là cholesterol tốt trong máu vì nó chở đinhững cholesterol xấu, lipoprotein mật độ thấp (LDL), triglycerides, và chất béo độc hại sau đóchuyển những chất này đến gan để xử lý. Khi HDL tới gan, gan sẽ phân huỷ LDL, chuyển chúng thành mật và đào thải ra khỏi cơ thể.
Nghiên cứu cho rằng những người có nồng độ cholesterol HDL cao trong máu thường ít có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm cholesterol HDL?
Xét nghiệm HDL thường được yêu cầu thực hiện như xét nghiệm kiểm tra theo dõi khi kết quả xét nghiệm sàng lọc cholesterol cao. Xét nghiệm HDL thường được yêu cầu thực hiện cùng với các xét nghiệm khác, bao gồm cholesterol, LDL cholesterol (LDL-C), và triglycerides. Tất cả những xét nghiệm trên là những xét nghiệm về lipid máu trong quy trình khám sức khỏe định kỳ. Người lớn được khuyên thực hiện xét nghiệm ít nhất 5 năm 1 lần.
Xét nghiệm HDL, một phần của tổng xét nghiệm lipid, có thể được yêu cầu thực hiện thường xuyên hơn đối với những ai có một hay nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh về tim. Những yếu tố nguy cơ quan trọng và nguy hiểm bao gồm:
Hút thuốc; Tuổi (nam từ 45 tuổi trở lên và nữ từ 55 tuổi trở lên); Tăng huyết áp (huyết áp 140/90 hoặc cao hơn hay dùng thuốc điều trị tăng huyết áp); Tiền sử gia đình về bệnh tim mạch sớm (bệnh tim ở một thành viên trong gia đình – nam dưới 55 tuổi hay nữ dưới 65 tuổi); Bệnh tim tiềm tàng hay đã từng bị đau tim; Tiểu đường.
Trẻ nhỏ thường được xét nghiệm ít nhất một lần ở độ tuổi từ 9 – 11 và một lần nữa từ 17 – 21. Ở người lớn, bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm ở những người trẻ có những yếu tố nguy cơ cao hay kết quả đo cholesterol ban đầu cho thấy nồng độ ở trên mức bình thường. Những yếu tố nguy cơ cao bao tiền sử gia đình mắc bệnh tim hay những vấn đề về tim như tiểu đường, huyết áp cao hay béo phì. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm tổng lipid cho trẻ dưới 9 tuổi nếu cha mẹ có nồng độ cholesterol cao.
Xét nghiệm HDL được yêu cầu thực hiện thường xuyên để đánh giá xem những thay đổi trong cách sống như chế độ ăn uống, luyện tập hay cai nghiện thuốc lá nhằm tăng mức độ cholesterol HDL có hiệu quả hay không và có cần phải điều chỉnh gì hay không.
2. Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm cholesterol HDL?
Cholesterol HDL thường được đo lúc cơ thể khỏe mạnh, không mắc bất kỳ bệnh cấp tính nào. Vì cholesterol thường ở mức thấp tạm thời trong lúc mắc bệnh cấp tính, sau khi đau tim hay trong lúc căng thẳng áp lực (như phẫu thuật hay tai nạn) và điều này có thể làm sai lệch kết quả của xét nghiệm. Bạn nên chờ ít nhất 6 tuần sau khi hết hẳn bệnh trước khi xét nghiệm cholesterol HDL.
Ở phụ nữ, nồng độ cholesterol HDL thay đổi trong thời gian mang thai. Phụ nữ nên chờ sau ít nhất 6 tuần sau khi sinh rồi hẳn đo nồng độ cholesterol HDL.
Trước khi tiến hành xét nghiệm này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện
Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm cholesterol HDL?
Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể những bước chuẩn bị trước khi xét nghiệm. Bao gồm việc không sử dụng những loại thuốc nhất định trong thời gian ngắn hay trên 12 giờ trước khi xét nghiệm.
Ngày đi lấy máu xét nghiệm, bạn nên mặc áo thun với tay ngắn để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu.
Quy trình thực hiện xét nghiệm cholesterol HDL là gì?
Xét nghiệm HDL diễn ra rất nhanh và không gây đau. Bài xét nghiệm chỉ yêu cầu lấy mẫu máu bằng kim tiêm. Bạn sẽ thấy hơi đau khi kim tiêm đưa vào chỗ lấy máu. Một vài bài xét nghiệm, như tại nhà, chỉ cần một vài giọt máu lấy từ một kim tiêm nhỏ gọi là dao mổ.
Một lượng máu vừa đủ lấy vào ống kín nhỏ gắn với kim tiêm, mẫu thử sẽ được đóng lại và gửi về phòng xét nghiệm để phân tích.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm cholesterol HDL?
Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm. Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ cho bạn biết thời gian lấy kết quả cũng như hẹn tư vấn chẩn đoán nếu cần thiết.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Nồng độ tối ưu của cholesterol HDL trên 40 mg/dl cho nam và trên 50 mg/dl cho nữ.
Nồng độ bình thường ở nữ (50 – 59 mg/dl) và nam (40 – 50 mg/dl) sẽ có nguy cơ trung bình mắc bệnh tim. Nồng độ thấp hơn thì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn như là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Nhưng bạn nên lưu ý là những nguy cơ bị bệnh tim mạch được tính toán không chỉ bằng một mình HDL mà còn phải cộng với nhiều yếu tố khác
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến xét nghiệm Cholesterol HDL, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và tiến hành xét nghiệm.