Thuốc Chlortalidone - Giảm lượng nước trong cơ thể
Mời các bạn cùng tham khảo thông tin về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng thuốc Chlortalidone mà eLib.VN đã tổng hợp dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho mọi người.
Mục lục nội dung
1. Tác dụng
Tác dụng của chlortalidone là gì?
Chlortalidone thuộc nhóm thuốc lợi tiểu thiazide.
Thuốc lợi tiểu thiazid giúp làm giảm lượng nước trong cơ thể bằng cách tăng lượng nước tiểu thải ra. Thuốc đôi khi còn được gọi là “thuốc nước”. Chlortalidone được sử dụng để:
Điều trị tăng huyết áp; Điều trị chứng suy tim; Giúp giảm xảy ra ứ dịch ở một số người mắc bệnh thận hoặc gan điều trị đái tháo nhạt (tình trạng trong đó bệnh nhân tạo ra lượng lớn nước tiểu loãng và không ngừng bị khát nước).
Bạn nên dùng chlortalidone như thế nào?
Tốt nhất nên dùng chlortalidone vào buổi sáng chung với thức ăn. Nuốt toàn bộ viên thuốc chung với nước. Bạn nên tránh thực hiện chế độ ăn ít muối. Dùng Chlortalidone có thể làm giảm lượng muối trong cơ thể. Nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn ít muối, hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng chlortalidone.
Bạn nên bảo quản chlortalidone như thế nào?
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng chlortalidone cho người lớn là gì?
Liều lượng thông thường cho người lớn tăng huyết áp:
Liều khởi đầu: dùng 25 mg (nửa viên) một ngày. Bác sĩ có thể tăng con số này lên 50 mg (một viên) mỗi ngày nếu cần thiết.
Liều lượng thông thường cho người lớn suy tim:
Liều khởi đầu: dùng 25 mg (nửa viên) mỗi ngày. Bác sĩ có thể tăng con số này lên 200 mg (bốn viên) mỗi ngày nếu cần thiết. Giữ nước liên quan tới bệnh thận hoặc bệnh gan: dùng 50 mg (một viên) mỗi ngày. Bệnh tiểu đường nhạt: Liều khởi đầu: dùng 100 mg (hai viên) hai lần/ ngày. Bác sĩ có thể giảm liều còn 50 mg (một viên) mỗi ngày. Bệnh nhân cao tuổi hoặc những người có vấn đề về thận: Bác sĩ có thể đưa ra liều dùng thấp hơn vì cơ thể của bạn có thể không thể thải Chlortalidone ra ngoài nhanh như bình thường.
Nếu bạn không chắc chắn nên dùng bao nhiêu viên thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ. Không đột ngột ngưng dùng thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước tiên.
Liều dùng chlortalidone cho trẻ em là gì?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
Chlortalidone có những hàm lượng nào?
Chlortalidone có những dạng và hàm lượng sau:
Viên nén, dùng đường uống 50 mg.
3. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng chlortalidone?
Tác dụng phụ rất phổ biến:
Nồng độ kali trong máu thấp có thể gây yếu cơ, co giật cơ hoặc tim đập bất thường; Tăng nồng độ axit uric; Tăng nồng độ cholesterol trong máu.
Tác dụng phụ phổ biến:
Nồng độ natri thấp có thể khiến bạn mệt mỏi, lú lẫn, co giật cơ, co giật hoặc hôn mê; Nồng độ magie thấp; Lượng đường trong máu cao có thể gây mệt mỏi, suy nhược hoặc cảm giác khát nước; Bệnh mày đay; Phát ban da; Huyết áp thấp có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt khi đứng lên; Chóng mặt; Chán ăn; Đau bụng; Liệt dương ở nam giới.
Tác dụng phụ hiếm gặp:
Bệnh Gút gây đau và sưng khớp.
Tác dụng phụ hiếm gặp:
Tăng lượng canxi trong máu có thể gây kích động, đau mắt, đau bụng; Có đường trong nước tiểu (phát hiện khi bác sĩ hoặc y tá kiểm tra nước tiểu của bạn); Bệnh tiểu đường trở nặng; Vàng da hoặc mắt do bệnh gan hoặc các vấn đề về máu (bệnh vàng da); Tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng; Tim đập bất thường với các triệu chứng bao gồm đánh trống ngực và ngất xỉu; Có cảm giác rần rần như kiến bò; Đau đầu; Cảm giác bệnh hoặc đổ bệnh; Đau dạ dày; Táo bón; Tiêu chảy; Giảm tiểu cầu trong máu, tăng nguy cơ bị bầm tím hoặc chảy máu; Giảm nghiêm trọng số lượng bạch cầu khiến tăng khả năng nhiễm trùng; Lượng bạch cầu ái toan (eosinophils – 1 loại bạch cầu) cao bất thường trong máu; Khó thở; Gặp vấn đề với thận.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng chlortalidone bạn nên biết những gì?
Không uống chlortalidone nếu bạn:
Bị dị ứng (mẫn cảm) với chlortalidone, sulphonamides như sulfamethoxazoleor, hay bất kỳ thành phần nào trong Chlortalidone; Hoàn toàn không thể thải nước tiểu; Có bệnh về gan hoặc thận nặng; Có nồng độ kali trong máu thấp có thể gây yếu cơ, co giật cơ hoặc nhịp tim bất thường; Có nồng độ natri trong máu thấp có thể gây ra mệt mỏi, lú lẫn, co giật cơ, co giật hoặc hôn mê; Có nồng độ canxi trong máu cao có thể gây chán ăn, mệt mỏi hoặc yếu cơ; Đã từng có bệnh gút hoặc sỏi thận; Có bệnh Addison (tình trạng tuyến thượng thận không sản xuất đủ steroid); Đang uống lithium.
Nếu bất kỳ điều trên xảy ra với bạn, hoặc nếu bạn không chắc chắn, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng chlortalidone.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:
A = Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.
5. Tương tác thuốc
Chlortalidone có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể thay đổi hiệu quả của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tài liệu này không chứa tất cả các tương tác thuốc có thể xảy ra. Giữ danh sách của tất cả sản phảm bạn đang sử dụng (bao gồm cả thuốc kê toa / thuốc không cần toa và các sản phẩm thảo dược) và nói với bác sĩ hoặc dược sĩ. Không bắt đầu, ngưng dùng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.
Thức ăn và rượu bia có tương tác tới chlortalidone không?
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến chlortalidone?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Bạn mắc bệnh gan nặng hoặc bệnh thận khác; Bạn đang thực hiện theo chế độ ăn ít muối; Bạn bị tiểu đường; Bạn có nồng độ cholesterol cao; Nếu gần đây bạn có dùng chất gây mê; Bạn là người bệnh cao tuổi.
6. Khẩn cấp/Quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Những thông tin về Chlortalidone được eLib.VN đề cập trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế được chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần lưu ý để dùng sản phẩm đúng mục đích, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Cilostazol - Cải thiện triệu chứng tuần hoàn máu ở chân
- doc Thuốc Chlorcyclizine - Điều trị viêm mũi dị ứng và cổ họng
- doc Thuốc Cilnidipine - Điều trị các bệnh tim mạch
- doc Thuốc Cisapride - Điều trị chứng trào ngược dạ dày
- doc Thuốc Ciprofloxacin - Điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Chlordiazepoxide - Điều trị lo âu và cai rượu
- doc Thuốc Chenodeoxycholic acid - Tác dụng tan sỏi mật
- doc Thuốc Chloramphenicol - Điều trị nhiễm khuẩn mắt
- doc Thuốc Chloral hydrate - Tác dụng bình tĩnh trước khi phẫu thuật
- doc Thuốc Citalopram - Điều trị bệnh trầm cảm
- doc Thuốc Chlormadinone - Điều trị rối loạn kinh nguyệt
- doc Thuốc Chlorprothixene - Điều trị các tiến triển trong hệ thần kinh
- doc Thuốc Cidofovir - Điều trị một số bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Chlorphenamine - Điều trị sổ mũi, viêm mũi
- doc Thuốc Cinnarizine - Điều trị triệu chứng của bệnh Ménière
- doc Thuốc Cimetidine - Điều trị loét dạ dày và ruột
- doc Thuốc Ciclesonide - Điều trị các triệu chứng bệnh trong mũi
- doc Thuốc Chlorpromazine - Điều trị một số rối loạn tâm thần
- doc Thuốc Cicletanine - Tác dụng giảm tốc độ lọc cầu thận
- doc Thuốc Chlorpropamide - Điều trị tiểu đường
- doc Thuốc Chlorphenoxamine - Điều trị buồn nôn, ói mửa, chóng mặt
- doc Thuốc Chlortetracycline - Tác dụng tổng hợp protein
- doc Thuốc Cinacalcet - Điều trị chứng tăng hormone tuyến cận giáp
- doc Thuốc Ciclopirox - Điều trị nhiễm trùng nấm da
- doc Thuốc Chlorhexidine - Làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng
- doc Thuốc Citicoline - Điệu trị bệnh Alzheimer
- doc Thuốc Cilazapril- Điều trị tăng huyết áp, suy tim mãn tính
- doc Thuốc Chloroquine - Điều trị sốt rét
- doc Thuốc Cisplatin - Điều trị bệnh ung thư
- doc Thuốc Chlorambucil - Điều trị một số bệnh ung thư
- doc Thuốc Choriogonadotropin alfa - Điều trị các vấn đề sinh sản ở phụ nữ
- doc Thuốc Chlorothiazide - Điều trị bệnh tăng huyết áp
- doc Thuốc Chlorethamine - Điều trị bệnh ung thư
- doc Thuốc Cholestyramine - Hỗ trợ giảm lượng cholesterol trong máu
- doc Thuốc Charcocaps® - Điều trị đầy hơi
- doc Chất ức chế aromatase - Giảm sản xuất estrogen trong cơ thể
- doc Thuốc Chestal® - Trị ho
- doc Chitosan® 2% - Hỗ trợ cầm máu, làm lành vết thương
- doc Thuốc Chlor – Trimenton® - Điều trị viêm xoang, nghẹt mũi, sổ mũi
- doc Thuốc Chloraseptic® - Điều trị đau lở miệng, kích ứng vùng miệng
- doc Thuốc Chlordiazepoxide + Clidinium bromide - Điều trị các vấn đề dạ dày, ruột
- doc Thuốc Chlorhexidine Gluconate - Điều trị bệnh viêm nướu răng
- doc Thuốc Chlorophyll® 50 mg - Khử mùi hôi của hơi thở
- doc Thuốc Cinnarizin Actavis - Điều trị rối loạn cân bằng nội mô
- doc Thuốc Chlorzoxazone - Điều trị co thắt cơ, đau cơ
- doc Thuốc Choline salicylate - Giảm đau, hạ sốt
- doc Thuốc Choline theophylline - Hỗ trợ giải phóng theophylline trong cơ thể
- doc Thuốc Chongwae Evasol® - Điều trị triệu chứng thiếu protein
- doc Thuốc Chophytol - Lợi tiểu, thông mật
- doc Thuốc Chorionic gonadotrophin - Kích thích sản xuất hoóc-môn steroid sinh dục
- doc Thuốc Chromium picolinate - Điều trị chứng thiếu crôm
- doc Thuốc Chymobest - Điều trị phù nề sau chấn thương
- doc Thuốc Chymodk - Giảm viêm, phù mô mềm
- doc Thuốc Chymotase® - Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus
- doc Thuốc Cicabio® - Làm lành, phục hồi da bị kích ứng
- doc Thuốc Ciloxan® - Điều trị các vấn đề về mắt và tai
- doc Thuốc Cimacin® - Điều trị sạm da
- doc Thuốc Cimetidin 200mg - Điều trị loét dạ dày
- doc Thuốc Cimetidin 300mg - Điều trị loét dạ dày tá tràng
- doc Thuốc Cinoxacin - Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
- doc Thuốc Ciprobay® - Điều trị nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Cisatracurium - Điều trị giãn cơ
- doc Thuốc Ciprofloxacin + dexamethasone - Điều trị bệnh nhiễm trùng tai do vi khuẩn
- doc Thuốc Ciprofibrate - Hỗ trợ điều trị giảm lượng mỡ trong máu
- doc Thuốc Citrarginine® - Điều trị các chứng rối loạn gan
- doc Thuốc Citro Cool® - Điều trị bệnh dạ dày