Luận án TS: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
Luận án Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích tác động và phản ứng chính sách của một số quốc gia Đông Á trước chiến lược kinh tế của Trung Quốc, thông qua đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc ứng phó với chiến lược kinh tế của Trung Quốc.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và trải qua quá trình khảo sát nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã lựa chọn: ”Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI” làm đề tài luận án tiến sĩ bởi các lý do xuất phát từ lý luận và thực tiễn sau: ở khu vực Đông Á, Trung Quốc nằm cạnh các nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển là Nhật Bản, Hàn Quốc; họ cũng là láng giềng kề cận với thị trường ASEAN đang nổi, rộng lớn và giàu tài nguyên; đồng thời tiếp giáp với Nga và Ấn Độ - những con hổ kinh tế mới của thế giới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tác động và phản ứng chính sách của một số quốc gia Đông Á trước chiến lược kinh tế của Trung Quốc, thông qua đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc ứng phó với chiến lược kinh tế của Trung Quốc.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI, trong đó bao gồm chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung của luận án là chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á.
Luận án nghiên cứu chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á trong 15 năm qua, tức là từ năm 2001 - mốc thời gian quan trọng của Trung Quốc trong quá trình thay đổi chiến lược kinh tế tiếp cận với bên ngoài - đến năm 2015, và tầm nhìn đến năm 2030.
1.4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát để thực hiện đề tài, tác giả luận án thấy rằng trên thực tế chiến lược kinh tế này của Trung Quốc không được tuyên bố chính thức tại một Hội nghị hay một kỳ Đại hội Đảng toàn quốc nào mà thông qua tập hợp các tài liệu và quan sát hàng loạt các hành động thực tiễn của Trung Quốc trong thời gian qua, tác giả đã khái quát lại thành một chiến lược có tên gọi và nội dung được nghiên cứu trong luận án này.
Tác giả sử dụng cơ sở phương pháp luận của quan hệ quốc tế và kinh tế học chính trị để tiếp cận và phân tích vấn đề. Các phương pháp khoa học xã hội liên ngành khác cũng sẽ được sử dụng trong nghiên cứu như phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp địa kinh tế, địa chính trị...
1.5 Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn
Đóng góp về mặt lý luận: Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận rất “đặc thù” cũng như cơ sở thực tiễn của chiến lược kinh tế của Trung Quốc nói chung và đối với khu vực Đông Á nói riêng, nhất là trong bối cảnh mới, khi mà hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng hơn. Luận án đánh giá, phân tích thực trạng chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam trong khoảng thời gian ba thập niên đầu thế kỷ XXI. Luận án đưa ra dự báo xu hƣớng chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực này trong thời gian tới.
Đóng góp về mặt thực tiễn: Luận án đưa ra gợi ý chính sách của Việt Nam ứng phó lại với chiến lược kinh tế của Trung Quốc. Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, nhà kinh doanh và độc giả quan tâm đến chủ đề này.
2. Nội dung
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Về lý luận quan hệ kinh tế đối ngoại của Trung Quốc
Về chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với Đông Bắc Á
Về chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với Đông Nam Á
Về chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam.
2.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với các nước trên thế giới
Cơ sở lý luận về chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với các nước trên thế giới
Cơ sở thực tiễn về chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với các nước trên thế giới
Quan điểm về chiến lược kinh tế
2.3 Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á
Xu hướng chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á - tầm nhìn 2030
Tác động của chiến lược kinh tế đến một số quốc gia Đông Á và cách ứng phó với chiến lược kinh tế của Trung Quốc
2.4 Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam và một số gợi ý chính sách.
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam
Tác động của chiến lược kinh tế Trung Quốc đến Việt Nam
Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam
3. Kết luận
Từ thực tiễn chiến lược kinh tế của Trung Quốc, Việt Nam cần thực hiện đồng thời các gợi ý chính sách đối nội và đối ngoại để bứt phá phát triển; không chỉ thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc mà còn bình đẳng trong mối quan hệ kinh tế song phương. Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh; tiếp cận nguồn lực trong các sáng kiến về cơ sở hạ tầng; tăng cường hợp tác với các thành viên trong TPP. Bên cạnh đó, các chính sách thuộc về đối nội cũng cần được phát huy cao độ: khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ; hoàn hiện khung pháp lý và chế tài xử lý trong Luật Đấu thầu; thực hiện các đàm phán song phương nhằm cân bằng thương mại; và trong giao dịch tiền tệ với Trung Quốc cần tỉnh táo và xử lý vấn đề đồng NDT hợp lý. Bên cạnh đó, những bài học của một số quốc gia Đông Á được rút ra trong việc phản ứng lại chiến lược kinh tế của Trung Quốc giúp Việt Nam có được những kinh nghiệm quý báu trong việc ứng phó với chiến lược kinh tế của Trung Quốc.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Đinh Tuấn Anh (2015), Cuộc s n lùng n ng lƣợng của Trung Quốc ở Đông Nam Á: Tác động và ý nghĩa, truy cập trang web: http://nghiencuubien dong.vn/quan-h-quc-t/4937-cuoc-san-lung-nang-luong-cua-trung-quoc, truy cập ngày 25/7/2015.
Hoàng Thế Anh (2011), Một số vấn đề nổi bật trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của Trung Quốc trong 10 n m đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc. Số 5 (117), tr.5-7.
Nguyễn Đặng Lan Anh (2013), Quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc. Số 10 (146), tr.44-53.
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Các tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1999, 2001, 2005, 2006, 2008.
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Thông cáo chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân trung Hoa năm 2015.
4.2 Tiếng Anh
Aileen S.P. Baviera (1999), China‟s relations with Southeast Asia: Political security and economic interests, PASCN Discussion Paper No.99-17, Philippin APEC Study Center Network.
Andrew Scobell, Ely Ratner and Michael Beckley (2014), China‟s Strategy Toward South and Central Asia, Research Report, RAND Corporation.
Andrew Szamosszegi (2012), An analysis of Chinese investment in the US economy, U.S - China Economic and Security Review Commission, Washington DC.
Association of Southeast Asian Nations (2012), Address by Premier Zhu Rongji of the People’s Republic of China at the Third ASEAN+3 Informal Summit 28 November 1999
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Thương mại trên ---