Luận án TS: Chất lượng mối quan hệ nhà sản xuất – nhà phân phối: Nghiên cứu trong ngành nhựa ở Việt Nam

Luận án Chất lượng mối quan hệ nhà sản xuất – nhà phân phối: Nghiên cứu trong ngành nhựa ở Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm khám phá, kiểm định các thành phần của RQ, nhân tố ảnh hưởng đến thành phần của RQ và thành phần của kết quả mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối.

Luận án TS: Chất lượng mối quan hệ nhà sản xuất – nhà phân phối: Nghiên cứu trong ngành nhựa ở Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Việt Nam là nền kinh tế chuyển đổi. Đảng và Chính phủ đã quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh trong ngành nhựa nói riêng. Mục đích là phát triển sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế và cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất và phân phối trong ngành nhựa ít quan tâm đến RQ, nên họ thường gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, thông tin thị trường,… các NSX Việt Nam cần phải tìm cách thiết lập được mối quan hệ có chất lượng với NPP. Cho đến thời điểm thực hiện luận án này, chưa có tài liệu nào ở trong nước nghiên cứu về RQ giữa NSX và NPP sản phẩm ngành nhựa, trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. 

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Khám phá các thành phần của RQ, các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần của RQ và các thành phần của kết quả mối quan hệ giữa NSX và NPP.

- Lượng hóa ảnh hưởng các nhân tố đã khám phá đến các thành phần của RQ, và lượng hóa ảnh hưởng của các thành phần RQ đến các thành phần của kết quả mối quan hệ giữa NSX và NPP.

- Kiểm định thang đo các thành phần của RQ, các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần của RQ và thành phần của kết quả mối quan hệ giữa NSX và NPP.

- Cung cấp hàm ý quản trị nhằm gia tăng RQ và kết quả mối quan hệ giữa NSX và NPP.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các thành phần của RQ; Các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần của RQ và các thành phần của kết quả mối quan hệ giữa NSX - NPP.

Phạm vi nghiên cứu: Xem xét các thành phần của RQ, các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần của RQ và thành phần của kết quả mối quan hệ giữa NSX và NPP nhìn từ góc độ các NPP chuyên kinh doanh sản phẩm nhựa VLXD và nhựa gia dụng.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án này thực hiện phương pháp hỗn hợp, kết hợp định tính và định lượng. Quy trình nghiên cứu thực hiện theo hai bước: sơ bộ và chính thức.

1.5 Đóng góp của luận án

- Nghiên cứu này giúp các NSX nhận thấy tầm quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ với NPP; Xác định được những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các thành phần của RQ với NPP. Qua đó, đề xuất các chiến lược, biện pháp để duy trì và phát triển mối quan hệ đối tác giữa NSX và NPP.

- Trong các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần của RQ giữa NSX và NPP, “Chất lượng sản phẩm” là nhân tố tác động mạnh nhất. Do vậy, các NSX cần quan tâm đến việc hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo cung cấp cho NPP sản phẩm có chất lượng cao và đáng tin cậy, góp phần gia tăng RQ cho hai bên.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan nghiên cứu

Bối cảnh nghiên cứu

Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Đóng góp của luận án

Bố cục của luận án

2.2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết marketing mối quan hệ (Relationship marketing theory)

Cơ sở hình thành các giả thuyết nghiên cứu

Mô hình lý thuyết

2.3 Thiết kế nghiên cứu – Nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ

Quy trình nghiên cứu

Xác định nội dung khái niệm nghiên cứu

Nghiên cứu định tính - khám phá các khái niệm và thang đo

Cơ sở hình thành các thang đo khái niệm trong mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

2.4 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức

Kiểm định sự khác biệt của các nhân tố ảnh hưởng đến RQ

Bàn luận kết quả nghiên cứu

2.5 Kết luận và hàm ý quản trị

Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu

Đóng góp của nghiên cứu

Hàm ý quản trị

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Lý thuyết chất lượng mối quan hệ đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm trong thời gian qua. Luận án này thực hiện nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ giữa NSX và NPP trong bối cảnh ngành nhựa ở thị trường Việt Nam, là một nước đang phát triển, nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi. Vì thế, kết quả của nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung vào lý thuyết chất lượng mối quan hệ trong những nền kinh tế chuyển đối. Luận án đã khám phá thang đo “Thăm viếng” trong nghiên cứu định tính, và phát triển thang đo “Thông tin thị trường” từ nhân tố “Hệ thống thông tin thị trường” của Sabherwal và Chan (2001). Qua đánh giá độ tin cậy, đánh giá giá trị, kiểm định thang đo, kết quả phù hợp và được chấp nhận. Do vậy, “Thăm viếng” và “Thông tin thị trường” là hai nhân tố mới có ảnh hưởng đến các thành phần của RQ giữa NSX – NPP, góp phần bổ sung và làm phong phú thang đo những nhân tố ảnh hưởng đến RQ.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Đỗ Ngọc Mỹ và Đặng Văn Mỹ (2008), Quan hệ hợp tác giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối trong lĩnh vực hàng tiêu dùng : Nghiên cứu thăm dò. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 3(26). Trang 145 – 154.

Hoàng Lệ Chi (2013), Chất lượng mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng : Nghiên cứu trường hợp khách hàng công nghiệp ngành dịch vụ viễn thông. Luận án Tiến sĩ - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Trang 01-268.

Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, Hà Nội.

Trần Thanh Tùng và Phạm Ngọc Thúy (2009), Các yếu tố ảnh hưởng giá trị mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Đại học Quốc gia TP.HCM. Tập 12, số 01-2009. Trang 71-85.

Nguyễn Khánh Duy (2009). Bài giảng thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với phần mềm AMOS. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Lưu hành nội bộ.

4.2 Tiếng Anh

Abdullah, M. F., Putit, L., & Teo, C. B. C. (2014). Impact of Relationship Marketing Tactics (RMT’s) & Relationship Quality on Customer Loyalty: A Study within the Malaysian Mobile Telecommunication Industry. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 130, 371–378.

Bagozzi R. P. and Foxall G. R. (1996). Construct validation of a measure of adaptive-innovative cognitive styles in consumption. Intern. J. of Research in Marketing, 13, pp.201-213.

Campbell J. M. and Park J. (2017). Extending there source-based view : Effects of strategic orientation toward community on small business performance. Journal of Retailing and Consumer Services, 34, 302–308.

Dorsch, M.J., Swanson, S.R. and Kelley, S.W. (1998). The role of relationship quality in the stratification of vendors as perceived by customers. Journal of the Academy of Marketing Science, Vol. 26 No. 2, pp. 128-42.

Fornell C. & Larcker D. F. (1981). Evaluating structural equation models with unobserved variables and measurement error. Journal of Marketing Research, 28(1), pp.39-50.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM