Bệnh chấn thương bụng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Chấn thương bụng là một chấn thương gây tổn thương vùng bụng, có thể là chấn thương kín hoặc hở và có thể gây tổn hại đến các cơ quan trong bụng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chấn thương bụng? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Chấn thương bụng là tình trạng gì?
Chấn thương bụng là một chấn thương gây tổn thương vùng bụng, có thể là chấn thương kín hoặc hở và có thể gây tổn hại đến các cơ quan trong bụng. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm đau bụng, nhạy đau, bụng cứng và bầm tím ở bên ngoài bụng. Chấn thương bụng có nguy cơ gây mất máu nặng và nhiễm trùng. Việc chẩn đoán có thể dựa vào siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và rửa phúc mạc, bạn có thể cần phẫu thuật để điều trị. Chấn thương ở vùng ngực dưới có thể gây vỡ lách hoặc gan.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chấn thương bụng là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường không được phát hiện trong một vài ngày đầu và sau nhiều ngày khi cơn đau đầu tiên xuất hiện. Người bị chấn thương trong vụ va chạm xe cơ giới có thể xuất hiện “dấu hiệu dây an toàn”, vết bầm trên bụng dọc theo khu vực phần vòng của dây đai an toàn và dấu hiệu này có thể cho thấy rằng các cơ quan trong bụng đã bị thương. Dây an toàn cũng có thể gây ra trầy xước và máu tụ, 30% những người có dấu hiệu đó bị chấn thương nội tạng. Dấu hiệu ban đầu của chấn thương bụng bao gồm buồn nôn, nôn, có máu trong nước tiểu và sốt. Các chấn thương có thể gây đau bụng, nhạy đau, chướng bụng hay bụng cứng khi chạm vào và mất âm ruột.
Sự căng của cơ thành bụng là phản ứng để bảo vệ các cơ quan bị viêm trong ổ bụng. Tràn khí màng bụng có nghĩa là xuất hiện không khí hoặc khí trong khoang bụng, có thể là dấu hiệu của vỡ tạng rỗng. Nếu bạn bị chấn thương hở, một cơ quan nội tạng trong ổ bụng sẽ lồi ra khỏi một vết thương.
Chấn thương liên quan đến chấn thương trong ổ bụng bao gồm gãy xương sườn, gãy xương cột sống, gãy xương chậu và tổn thương ở thành bụng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng chấn thương bụng?
Va chạm xe cơ giới được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương bụng kín. Đai an toàn làm giảm tỷ lệ chấn thương như chấn thương đầu và chấn thương ngực nhưng lại là mối đe dọa đến các cơ quan vùng bụng như tuyến tụy và ruột, làm các cơ quan này có thể bị di dời hoặc bị nén lên cột sống.
Trẻ em dễ bị chấn thương bụng bởi dây thắt an toàn do vùng bụng mềm và dây an toàn không phù hợp. Ở trẻ em, tai nạn xe đạp cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương bụng, đặc biệt là khi bị tay lái ép phải.
Chấn thương thể thao cũng có thể ảnh hưởng đến cơ quan trong bụng như lách và thận. Té ngã và thể thao cũng là cơ chế phổ biến gây ra chấn thương bụng ở trẻ em. Chấn thương bụng có thể là do lạm dụng trẻ em và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong liên quan đến lạm dụng trẻ em, sau chấn thương sọ não.
Bên cạnh đó, vết thương do đạn cũng có thể gây ra tình trạng chấn thương bụng vì đạn thâm nhập vào phúc mạc và làm tổn thương đáng kể các cấu trúc trong ổ bụng lớn trong số 90% các trường hợp.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải tình trạng chấn thương bụng?
Chấn thương bụng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong có liên quan đến chấn thương nhưng có thể phòng ngừa được.
Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng chấn thương bụng?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng chấn thương bụng bao gồm:
Chấn thương bụng hở: vũ khí, súng, đạn, v.v; Chấn thương bụng kín: không sử dụng các thiết bị an toàn (dây an toàn, túi khí), v.v.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng chấn thương bụng?
Khoảng 10% bệnh nhân bị chấn thương chỉ được phát hiện ra thông qua chẩn đoán hình ảnh. Kỹ thuật chẩn đoán bao gồm chụp cắt lớp vi tính, siêu âm và X-quang. X-quang có thể giúp phát hiện con đường của vật thâm nhập và xác định bất kỳ vật lạ nào còn lại trong vết thương, nhưng phương pháp này không khả thi đối với tình trạng chấn thương bụng hở. Rửa phúc mạc có thể được sử dụng để tìm tổn thương các cơ quan bụng. Bác sĩ sẽ đặt một ống thông trong khoang phúc mạc, nếu có dịch thì nó được hút ra và kiểm tra xem có máu hoặc dấu hiệu vỡ nội tạng hay không. Nếu không thấy dấu hiệu chấn thương, bác sĩ sẽ bơm nước muối vô trùng vào phúc mạc, hút ra và xem có máu hoặc các chất nào khác hay không. Mặc dù nhiều người cho rằng rửa phúc mạc là cách chính xác để kiểm tra có chảy máu không nhưng phương pháp này cũng có nguy cơ làm tổn thương các cơ quan trong bụng, khó thực hiện và dẫn tới phẫu thuật không cần thiết,do đó phương pháp này phần lớn đã được thay thế bằng siêu âm ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Siêu âm có thể tìm ra chất dịch như máu hoặc chất tiêu hóa trong khoang bụng và đây là một thủ thuật không xâm lấn và tương đối an toàn cho bệnh nhân.
Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật ưu tiên cho những người không có nguy cơ bị sốc. Tuy nhiên, kể từ khi siêu âm có thể được thực hiện một cách chính xác trong phòng cấp cứu thì chỉ những người không đủ ổn định mới được khuyến khích đi chụp cắt lớp vi tính. Tuy nhiên, những người bị chấn thương bụng thường cần chụp cắt lớp vi tính để tìm chấn thương khác, ví dụ chụp cắt lớp vi tính phần đầu hoặc lồng ngực, trong những trường hợp này, chụp cắt lớp vi tính bụng có thể được thực hiện cùng lúc để không lãng phí thời gian trong việc chăm sóc bệnh nhân.
Nội soi chẩn đoán hoặc mở bụng thăm dò cũng có thể được thực hiện nếu các phương pháp chẩn đoán khác không mang lại kết quả.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng chấn thương bụng?
Điều trị ban đầu là cấp cứu bệnh nhân để đảm bảo đường thở, hô hấp, tuần hoàn và xác định các chấn thương khác.
Phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị các cơ quan bị thương. Thăm dò phẫu thuật là cần thiết cho những người chấn thương hở và có dấu hiệu viêm phúc mạc hoặc sốc.
Phương pháp mở bụng thường được thực hiện trong chấn thương bụng kín và khuyến khích khẩn trương nếu chấn thương bụng có khả năng gây chảy máu chết người. Mục đích chính là ngăn chặn bất kỳ nguồn chảy máu nào trước khi tiến hành điều trị triệt để tổn thương. Bởi vì thời gian cấp bách, thủ thuật này đòi hỏi sự nhanh chóng trong việc tiếp cận và kiểm soát sự chảy máu, do đó đường mổ thường dài ở giữa bụng giữa.
Chấn thương trong ổ bụng cũng thường xuyên được điều trị thành công mà không mổ nếu như bạn đang chảy máu hoặc có nguy cơ nhiễm trùng. Dựa trên những vết thương, bệnh nhân có thể có hoặc không cần chăm sóc đặc biệt.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng chấn thương bụng?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Không uống nhiều rượu bia khi lái xe; Giới hạn tốc độ; Trẻ nhỏ nên đi kèm với bố mẹ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh chấn thương bụng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!