Chân chim gân dày - Trị phong thấp đau nhức khớp xương
Chân chim gân dày là cây nhỏ phụ sinh, thuộc họ Nhân sâm, mọc leo trên các cây to trong rừng nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc nước ta, dùng trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết,... Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục nội dung
Chân chim gân dày, Chân chim mày, Ngũ gia bì leo - Schefflera venulosa (Wight et Arn) Harms (Paratropia venulosa Wight et Am), thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.
1. Mô tả
Cây nhỏ phụ sinh. Lá có 5 - 7(9) lá chét hình bầu dục, đầu nhọn có mũi dai; gân phụ 6 - 7 cặp, cuống phụ phình hai đầu. Cụm hoa dài 10 - 13cm, trục mang nhiều tán như hình cầu, mỗi tán có 12 - 15 hoa. Quả tròn tròn, có 5 cạnh tù.
2. Bộ phận dùng
Thân, lá - Caulis et Folium Schefflerae Venulosae.
3. Nơi sống và thu hái
Loài của Ấn Độ và các nước Đông Dương. Ở nước ta, cây thường mọc leo trên các cây to trong rừng nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc.
4. Tính vị, tác dụng
Vị đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng thư cân hoạt lạc, tiêu thũng chỉ thống.
5. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thân cây dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau nhức khớp xương, dạy dày và hành tá tràng loét sưng đau. Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết.
6. Ghi chú
Phụ nữ có thai không được dùng.
Trên đây là một số thông tin về cây Chân chim gân dày mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. eLib.VN không khuyến khích tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.