Bệnh chán ăn thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Chán ăn thần kinh hay còn gọi là chán ăn tâm thần hoặc biếng ăn tâm lý. Đây là một chứng rối loạn ăn uống khiến người bệnh xuống cân quá mức so với độ tuổi và chiều cao của họ. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Bệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý) là bệnh gì?
Chán ăn thần kinh hay còn gọi là chán ăn tâm thần hoặc biếng ăn tâm lý. Đây là một chứng rối loạn ăn uống khiến người bệnh xuống cân quá mức so với độ tuổi và chiều cao của họ. Người mắc bệnh chán ăn thần kinh thường có nhận thức sai lệch về trọng lượng cơ thể của mình và cực kỳ sợ tăng cân, cho dù họ đang rất gầy. Do vậy, người bệnh luôn muốn giảm cân bằng các chế độ ăn kiêng, tập thể dục quá mức cũng như các cách khác.
Những ai thường mắc phải bệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý)?
Bệnh chán ăn thần kinh tương đối hiếm gặp. Nữ giới ở tuổi dậy thì và phụ nữ trẻ tuổi thường dễ mắc bệnh nhất. Bệnh cũng phổ biến hơn ở một số ngành nghề như người mẫu, nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật và múa ba-lê. Bệnh có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng thường gặp
Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý) là gì?
Bệnh nhân chán ăn thần kinh thường rất gầy. Họ thường có nhận thức sai lệch về hình ảnh cơ thể của mình, và cực kỳ sợ tăng cân, cho dù họ đang rất gầy. Do vậy, bệnh nhân thường sử dụng những cách rất khắc nghiệt để giúp mình có thể giảm cân như:
Tự khiến mình nôn thức ăn ra ngoài; Uống thuốc trợ tiêu, trợ tiểu; Sử dụng các loại thuốc làm mất sự thèm ăn; Thường bỏ bữa hoặc ăn rất ít; Tập thể dục rất nhiều cho dù thời tiết xấu hoặc bị chấn thương; Cân đong thức ăn và tính lượng calo.
Bệnh chán ăn thần kinh khiến người bệnh không còn cư xử như bình thường. Họ luôn đề cập đến về cân nặng và thức ăn, liên tục đo cân nặng của mình, không ăn trước mặt người khác, không muốn đi chơi với bạn bè. Ngoài ra, bệnh nhân chán ăn thần kinh còn có những triệu chứng khác như:
Trầm cảm; Luôn có cảm giác lo sợ; Khô miệng; Lú lẫn hoặc suy nghĩ chậm, trí nhớ kém; Cực kỳ nhạy cảm với thời tiết lạ
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn trải qua bất kì triệu chứng nào như trên hoặc nghĩ mình có thể mắc bệnh chán ăn thần kinh, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Bệnh chán ăn thần kinh hoàn toàn có thể lấy đi mạng sống của người bệnh. Thật không may, bệnh nhân mắc bệnh này thường không muốn được chữa trị. Họ coi trọng việc duy trì hình ảnh cơ thể gầy gò của mình hơn những nguy hiểm sức khỏe khác. Do đó, nếu bạn có người thân mắc phải căn bệnh này, hãy cố gắng an ủi và khuyên họ đến gặp bác sĩ.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý) là gì?
Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh chán ăn thần kinh. Tuy nhiên, chán ăn thần kinh có thể là kết quả của nhiều yếu tố như: trầm cảm, các vấn đề về thần kinh khác, áp lực nặng nề từ gia đình hay bạn bè, những sự thay đổi hormone ở tuổi dậy thì và stress.
4. Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý)?
Những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh chán ăn thần kinh bao gồm:
Tiền sử gia đình: nếu những người trong gia đình bạnđã từng mắc bệnh, thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơ Định kiến về giảm cân: thường mọi người sẽ nhận được những lời khen tích cực về giảm cân và tiêu cực khi tăng cân, do đó càng thúc đẩy quyết tâm giảm cân của người bệ Sự thay đổi tâm lý đột ngột: Những thay đổi về trường học, việc làm, nơi ở, người thân bị bệnh hoặc mất có thể gây stress, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơ Phương tiện truyền thông và xã hội: tivi và tạp chí thời trang thường đăng các hình ảnh về quần áo bó cùng trào lưu nét đẹp mảnh khả Điều này cũng góp phần thúc đẩy người bệnh quyết tâm bỏ ăn để giảm cân.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý)?
Thách thức lớn nhất trong việc điều trị bệnh biếng ăn tâm lý là giúp người bệnh nhận ra họ đang mắc bệnh. Đa số bệnh nhân chán ăn thần kinh phủ nhận rằng họ đang mắc bệnh, và chỉ đồng ý điều trị khi tình trạng trở nên nghiêm trọng. Do đó việc điều trị thường sẽ rất khó khăn và cần hỗ trợ rất lớn từ gia đình của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Liệu pháp ngôn ngữ : mục tiêu của phương pháp này là thay đổi suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân để khuyến khích họ quay trở lại thói quen ăn uống lành mạnh. Liệu pháp này tỏ ra có hiệu quả hơn ở những bệnh nhân trẻ, hoặc bệnh nhân chỉ vừa mắc bệnh trong thời gian ngắn. Các liệu pháp ngôn ngữ thông dụng bao gồm:
Liệu pháp hành vi ngôn ngữ (một loại liệu pháp thảo luận); Trị liệu nhóm; Liệu pháp gia đì
Dược phẩm : chưa có loại thuốc nào có thể trực tiếp điều trị bệnh chán ăn thần kinh, nhưng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối loạn thần kinh và ổn định thần kinh có thể giúp hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị. Các loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân điều trị chứng trầm cảm và lo lắng.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý)?
Bác sĩ chẩn đoán bệnh biếng ăn tâm lý dựa vào tiền sử bệnh án (đặc biệt là cân nặng, chế độ ăn uống) và khám lâm sàng. Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi, bao gồm:
Bạn lo lắng về cân nặng của mình bao lâu? Bạn có tập thể dục không? Có tập thường xuyên không? Bạn có sử dụng các cách giảm cân nào khác không? Bạn có bao giờ bị nôn mửa do khó chịu vì cảm giác quá no không? Đã có ai từng nói rằng bạn quá gầy chưa? Bạn có thường nghĩ đến thức ăn không? Bạn có từng lén lút ăn không? Có ai trong gia đình bạn bị rối loạn ăn uống không?
Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh chán ăn thần kinh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để có những kết luận chính xác, bao gồm:
Xét nghiệm Albumin; Xét nghiệm mật độ xương để kiểm tra loãng xương; Xét nghiệm máu toàn bộ CBC; Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG); Xét nghiệm điện giải; Xét nghiệm chức năng thận; Xét nghiệm chức năng gan; Xét nghiệm tổng số protein; Xét nghiệm chức năng tuyến giáp; Xét nghiệm nước tiể
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý)?
Bệnh chán ăn thần kinh có thể được kiểm soát nếu bạn:
Giảm stress; Thừa nhận rằng mình có vấn đề về cảm xúc và cần được chữa trị. Nếu không chấp nhận, bạn sẽ không thể hoàn toàn hợp tác với bác sĩ và khả năng thành công của quá trình điều trị sẽ giảm xuống; Nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống theo chỉ định của bác sĩ; Tham gia các buổi tư vấn tâm lý để lấy lại cân bằng trong sinh hoạt hằng ngày; Mua quần áo vừa vặn với cơ thể, không mua những quần áo quá chật mà bạn phải giảm cân mới mặc vừa.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh chán ăn thần kinh, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh rối loạn giấc ngủ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trầm cảm - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bóng đè - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chậm phát triển tâm thần - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ăn cắp vặt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng sợ khoảng rộng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Stockholm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ám ảnh sợ hãi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ám ảnh chuyên biệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Catatonia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Ganser - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau đầu căng thẳng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Jet lag - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lo âu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mất ngủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất phương hướng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mê sảng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng ngoại tháp - Nguy cơ, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn giấc ngủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn giải thể nhân cách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn hoảng sợ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn Jumping Frenchmen of Maine - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn lo âu chia ly - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn lo âu xã hội - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn lưỡng cực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn nhân cách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn tâm trạng do sử dụng thuốc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn trầm cảm dai dẳng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn triệu chứng thực thể - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tâm thần phân liệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trầm cảm theo mùa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tự gây thương tích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tự tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị