Cấy tóc - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Cấy tóc là một thủ thuật trong đó bác sĩ phẫu thuật di chuyển tóc đến khu vực bị hói đầu. Bác sĩ thường di chuyển tóc từ phía sau hoặc hai bên đầu đến phía trước hoặc đỉnh đầu. Việc cấy tóc thường được thực hiện ở phòng y tế bằng cách gây tê tại chỗ. Vậy cần lưu ý gì khi thực hiện phương pháp này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Cấy tóc - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

1. Tìm hiểu về cấy tóc

Thủ thuật cấy tóc là gì?

Cấy tóc là một thủ thuật trong đó bác sĩ phẫu thuật di chuyển tóc đến khu vực bị hói đầu. Bác sĩ thường di chuyển tóc từ phía sau hoặc hai bên đầu đến phía trước hoặc đỉnh đầu. Việc cấy tóc thường được thực hiện ở phòng y tế bằng cách gây tê tại chỗ.

Mục đích của việc cấy tóc là tăng lượng tóc và cải thiện độ dày của tóc.

Khi nào bạn cần thực hiện cấy tóc?

Nếu bạn cảm thấy tình trạng mỏng tóc hoặc hói đầu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn có thể xem xét việc cấy tóc.

2. Cẩn trọng khi cấy tóc

Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện cấy tóc?

Không phải ai cũng có thể thực hiện thủ thuật này một cách an toàn. Cấy tóc được khuyến cáo cho những người:

Từ 23 tuổi trở lên Không đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị rụng tóc Có tóc rụng rất nhiều Đã loại trừ các nguyên nhân gây rụng tóc khác Không có bất kỳ tình trạng nào có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng sau phẫu thuật

Các đối tượng không nên làm cấy tóc gồm:

  • Những phụ nữ bị rụng tóc khắp da đầu;
  • Những người không có đủ tóc ở các vùng hiến tóc;
  • Những người có sẹo lồi (sẹo dày, xơ) sau chấn thương hoặc phẫu thuật ;
  • Những người bị rụng tóc do thuốc như hóa trị.

Các biến chứng và tác dụng phụ

Phẫu thuật cấy tóc được coi là an toàn nếu do bác sĩ phẫu thuật có trình độ và giàu kinh nghiệm thực hiện. Tuy nhiên, tất cả các ca phẫu thuật đều mang theo rủi ro.

Những rủi ro liên quan đến thủ thuật cấy tóc bao gồm:

  • Nhiễm trùng;
  • Xuất huyết quá mức ;
  • Viêm nang lông;
  • Sẹo trên da đầu;
  • Bướu trên da đầu ;
  • Tóc mới mọc không tự nhiên.

Đôi khi một lượng tóc ban đầu tại vùng nhận tóc có thể rụng đi, tình trạng này gọi là rụng tóc do sốc. Thông thường, loại rụng tóc này không phải vĩnh viễn và tóc sẽ mọc trở lại theo thời gian.

Ngoài ra, có nguy cơ các mảnh ghép bị từ chối và bạn phải cần thực hiện lại phẫu thuật.

Khi thuốc gây mê đã hết, thường 3–4 giờ sau khi phẫu thuật, bạn sẽ bị đau và khó chịu, có thể có sưng nhẹ và đau nhức vùng da đầu. Bất kỳ sưng nề hoặc bầm tím quanh chân tóc sẽ giảm đi sau một vài ngày. Da đầu sẽ có màu hồng và cảm giác “căng ra” hoặc ngứa, nhưng điều này hoàn toàn bình thường. Các khu vực da đầu được cấy tóc mới sẽ hình thành những vảy cứng nhỏ, những vảy này sẽ rụng vài ngày sau đó. Mái tóc mới sẽ mọc ra từ nơi cấy ghép. Tóc này sẽ rụng đi nhưng bạn đừng lo vì đây là phản ứng bình thường đối với việc cấy tóc gọi là ‘sốc nhiệt’.

Điều quan trọng là bạn cần hiểu các biện pháp phòng ngừa, các biến chứng và tác dụng phụ có thể xảy ra trước khi thực hiện cấy tóc. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.

3. Quy trình cấy tóc

Chuẩn bị trước khi cấy tóc

Việc chuẩn bị phụ thuộc vào loại tóc cấy ghép cụ thể mà bạn dự định thực hiện. Dưới đây là một số hướng dẫn chung:

Ngừng hút thuốc ít nhất 24 giờ trước khi phẫu thuật. Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến việc chữa lành vết thương và ảnh hưởng đến sự phục hồi, do đó bạn bỏ thuốc hoặc ngừng hút thuốc tạm thời cho đến sau phẫu thuật. Không uống rượu trong 3 ngày trước khi phẫu thuật. Không cắt tóc trước khi phẫu thuật. Điều quan trọng là bạn cần để khu vực lấy tóc phát triển tóc đầy đủ cho việc cấy ghép. Hơn nữa, các bác sĩ cũng cần tóc che phủ các mũi khâu sau phẫu thuật. Xoa bóp da đầu khoảng 1 hoặc 2 tuần trước khi phẫu thuật. Bạn xoa bóp tối thiểu 10 phút mỗi ngày hoặc tối đa 30 phút nếu có thể, điều này sẽ giúp làm mềm da và cải thiện tông màu da. Hơn nữa, cách này giúp tăng tuần hoàn máu tại khu vực cấy ghép. Phải uống thuốc như minoxidil (tên thương mại Regaine, Rogaine) trước khi phẫu thuật, phụ thuộc vào mức độ rụng tóc. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu bạn không dùng thuốc nếu phẫu thuật chỉ giới hạn ở đỉnh đầu. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh sau phẫu thuật để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nếu trên một độ tuổi nhất định, ví dụ trên 45 tuổi, một số bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm như ECG hoặc xét nghiệm máu. Ngừng dùng aspirin hoặc bất kỳ thuốc kháng viêm nào 2 tuần trước khi phẫu thuật. Tránh dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta và thuốc làm loãng máu 2 tuần trước khi phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cung cấp cho bạn danh sách những loại thuốc có thể và không thể dùng trước khi phẫu thuật. Ngưng dùng bất kỳ chất bổ sung vitamin tổng hợp/khoáng chất hoặc chất bổ sung thảo dược nào, như Gingko Biloba, 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Quá trình cấy tóc

Thời gian tiến hành thủ thuật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rụng tóc, loại cấy ghép và các yếu tố sức khỏe khác.

Hai loại cấy tóc phổ biến nhất là FUSS và FUE.

Cắt và ghép các nang lông theo mảng (FUSS)

FUSS liên quan đến thủ thuật cắt một dải da từ khu vực không hói. Vùng da này thường là mặt sau đầu. Vết cắt được đóng lại và che bởi tóc xung quanh.

Dải da đầu lấy ra được chia thành các phần nhỏ gọi là mảnh ghép, mỗi miếng chỉ chứa một hoặc một vài sợi tóc. Bác sĩ sẽ định vị những miếng ghép này tại khu vực hói.

Chi phí cho việc cấy tóc có thể phụ thuộc vào số lượng mảnh ghép cần cấy ghép.

Một trong những nhược điểm chính của cấy ghép FUSS là bạn có thể bị sẹo xung quanh vị trí tóc cấy. Một số người cũng có thể bị đau và sưng ở vùng này.

Cắt và ghép các nang lông đơn lẻ (FUE)

Phẫu thuật FUE liên quan đến việc cạo phần sau đầu và sau đó lấy từng nang tóc để cấy, ngược với việc lấy toàn bộ dải da đầu.

Khu vực cho tóc sẽ hồi phục tương đối tốt, chỉ để lại những chấm nhỏ nhưng chúng được bao phủ bởi tóc xung quanh.

Tương tự với cấy và ghép các nang lông theo mảng, bác sĩ phẫu thuật sẽ chuẩn bị các mảnh ghép và đặt chúng vào khu vực nhận. Thông thường, cấy ghép đơn lẻ ít xâm lấn hơn theo mảng và có khả năng ít biến chứng hơn như sẹo hoặc đau sau phẫu thuật. Ngoài ra, các nang tóc có thể được lấy từ nhiều khu vực, thay vì từ một nơi duy nhất, do đó, độ dày tóc tại các nơi cho tóc không ảnh hưởng.

Phẫu thuật cấy ghép FUE thường tốn nhiều chi phí hơn.

Điều gì xảy ra sau khi cấy tóc?

Da đầu có thể khá nhạy cảm sau phẫu thuật ghép tóc. Bác sĩ sẽ băng khu vực cấy trong một vài ngày và có thể kê đơn thuốc giảm đau, một loại thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc thuốc chống viêm để ngăn ngừa sưng.

Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật bạn thực hiện. Thông thường, cắt và ghép các nang lông đơn lẻ có thời gian phục hồi nhanh hơn.

Nói chung, hầu hết mọi người trở lại làm việc trong vòng 1 tuần sau khi phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cắt chỉ trong vòng 10 ngày cho bạn.

Theo Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ, phần lớn tóc cấy sẽ rụng trong vòng 6 tuần sau khi phẫu thuật. Tóc mới mọc lại sẽ xuất hiện ở khu vực được cấy ghép trong vòng vài tháng, với tốc độ phát triển 1,2cm mỗi tháng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.

4. Phục hồi sau khi cấy tóc

Bạn nên làm gì sau khi cấy tóc?

Bạn nên nghỉ ngơi trong vài ngày để giảm bầm tím và sưng nề.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách rửa và gội da đầu, sử dụng kháng sinh. Nói chung:

Bạn cần người đưa về nhà sau khi phẫu thuật vì bạn sẽ dùng thuốc an thần trước khi phẫu thuật để giúp thư giãn. Cần một thời gian để thuốc hết tác dụng, do đó trong thời gian này việc lái xe hoặc thực hiện các nhiệm vụ phức tạp sẽ rất nguy hiểm. Bạn cần giữ băng cố định, sạch sẽ và khô ráo. Hầu hết phẫu thuật cấy tóc không cần băng trừ các loại phẫu thuật liên quan đến khâu. Có nhiều loại chỉ tự tiêu khác nhau nhưng nếu dùng chỉ không tiêu bạn cần quay lại phòng khám sau 2 tuần để cắt chỉ. Trong ba đêm đầu tiên sau khi phẫu thuật, bạn hãy ngủ ở vị trí nửa nằm nửa ngồi và sử dụng một vài chiếc gối để nâng cao đầu. Bạn không chạm vào hoặc cậy khu vực ghép mới dù có ngứa hoặc đau nhức. Nếu bạn cậy hoặc chà xát thì phần đã ghép sẽ rơi ra trước khi mọc tóc mới. Không uống rượu trong 48 giờ đầu sau khi phẫu thuật. Nếu bạn hút thuốc, ngưng hút khoảng 1 tháng sau phẫu thuật. Hút thuốc lá có thể làm hạn chế lưu lượng máu đến nang lông, điều này ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của tóc mới. Tốt nhất bạn nên bỏ thuốc lá. Nếu bạn muốn bỏ hút thuốc nhưng không biết bắt đầu từ đâu, hãy gặp bác sĩ để được hướng dẫn bỏ hút thuốc lá. Bác sĩ có thể chỉ định một loại dưỡng da đặc biệt dưới dạng thuốc xịt để sử dụng tại nhà. Loại này có chứa một ‘chất tăng trưởng’ để kích thích mọc tóc. Bạn xịt thuốc này lên các khu vực đã ghép tóc mới và thực hiện điều này cho đến khi hết thuốc. Bạn xịt thuốc sau mỗi 30 phút vào ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Bạn có thể gội đầu và dùng dầu gội vài ngày sau phẫu thuật để loại bỏ bất kỳ da chết và làm sạch các vảy hình thành xung quanh các sợi lông ghép. Phương pháp này còn ngăn ngừa các vết sẹo làm hư các nang tóc và ngăn chặn sự phát triển tóc mới. Bạn cần gội đầu mỗi ngày trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Bạn có thể sử dụng túi nước đá để giảm sưng hoặc chảy máu trong tuần đầu tiên nhưng không đặt nó vào vùng ghép. Bạn hãy đặt nó trên trán hoặc ở phía sau đầu. Bạn nên tránh chơi thể thao hoặc tập thể dục trong tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật, cố gắng tránh nghiêng về phía trước hoặc xì mũi mạnh. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn thuốc kháng sinh dưới dạng kem. Hãy bôi kem này lên sẹo 2 lần mỗi ngày trong tuần đầu tiên. Loại kem này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu bạn có chỉ khâu không tự tiêu thì hãy đến gặp bác sĩ để cắt chỉ sau 14 phẫu thuật. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi da đầu của bạn vẫn còn màu hồng và sưng. Hãy đội mũ nếu bạn phải đi ra ngoài nắng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến phương pháp cấy tóc, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và thực hiện.

Ngày:28/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM