Cây tô mộc - Điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, bệnh trĩ

Tô mộc (vang nhuộm, tô phượng và gỗ cây vang) có vị ngọt, hơi mặn, mặn và tính bình. Dược liệu này có tác dụng hành huyết, thông ứ trệ, chỉ thống, điều hòa kinh nguyệt và được sử dụng trong bài thuốc trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, bệnh trĩ mới phát, sưng dương vật, cầm máu vết thương,…Mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm công dụng của cây tô mộc trong y học nhé.

Cây tô mộc - Điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, bệnh trĩ

Còn có tên là cây gỗ vang, cây vang nhuộm, cây tô phượng (do cây này mọc ở nước Tô Phượng, một nước cổ ở vùng hải đảo Trung Quốc).

Tên khoa học Caesalpinia sappan L.

Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.

Tô mộc (Lignum Caesalpiniae sapparì) là gỗ phơi khô của cây gỗ vang hay cây tô mộc. Vì vị thuốc sản xuất Tô Phượng cho nên có tên (Tô là Tô Phưọng, mộc là gỗ).

1. Mô tả cây

Cây tô mộc là một cây cao 7-10m, thân có gai. Lá kép lông chim, gồm 12 đôi, hay hơn 12 đôi lá chét, hơi hẹp ở phía dưới tròn ở đầu, mặt trên nhn, mặt dưới có lông. Hoa 5 cánh màu vàng mọc thành chùm, nhị hơi lòi ra, nửa dưới chỉ nhị hơi có lông, bầu hoa phủ lông xám. Quả là một giáp dẹt hình trứng ngược dày, dai, cứng, dài từ 7-10cm, rộng từ 3,5-4cm, trong có 3-4 hạt màu nâu.

2. Phân bố, thu háí và ché biến

Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi trong nước ta vì gỗ được dùng làm thuốc nhuộm gỗ và làm thuốc với tên tô mộc. Người ta dùng gỗ chẻ mỏng phơi khô.

3. Thành phán hoá học

Trong cây tô mộc có tanin, axit galic, chất sappanin C]2H1204, chất brasilin và tinh dầu.

Brasilin là một chất có tinh thể màu vàng.

Với kiểm cho màu dỏ, khi oxy hoá sẽ cho braseìlin

Cấu tạo của chất brasilin và brasilein gần giống chất hematoxylin và hematein (do hematoxylin oxy hoá) là chất màu lấy ở gỗ cây Hematoxy campechianum L. cùng họ.

4. Tác dụng dược lý

Phòng đông y thực ngiệm Viện vi trùng Việt Nam (1961) đã ngiên cứu thấy nước sắc tô mộc có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vì trùng Staphylococcus 209P (vòng vô khuẩn (1,2cm), Salmonclla ty phí (0,4cm), Shiga flexneri (0,7cm), Shigella Sonnei (0,2), Shigella dysenteria Shiga (lem), Bacillus subtills (1cm).

Tác dụng kháng sinh này không bị nhiệt, dịch vị và dịch tuy tạng phá hủy.

Theo M.Gabor (1951) brasilein có tác dụng kháng hístamin. Nếu tiêm brasilein vào màng bụng chuột bạch trước thì có thể đề phòng hiện tượng thay đổi ở mắt chuột bạch do tiêm dung dịch 1,5% hístamin clohidrat.

Theo M. Gabor, B. Horvath, L. Kiss và z. Dirner (1952), brasilin và brasilein đều có tác dụng làm mạnh và kéo dài tác dụng cùa hocmon thượng thận đối với mẩu ruột cô lập của chuột bạch hoặc tử cung cô lập của thỏ và đối với huyết áp của thỏ.

Năm 1952 M. Gabor, I. Szodady và z. Dirner còn báo cáo thí nghiệm trên sinh thiết (coupe microscopique) tổ chức thận và nước của tổ chức thận thấy brasilin và brasilein có tác dụng ức chế men histìdin decacboxylaza.

T Tá Hạ và Diêm ng Bổng (1954-1955, 1956, Trung Hoa y học tạp chí) nghiên cứu toàn diện áp dụng dược lý của tô mộc đã đi đến kết luận sau:

Báo cáo thứ nhất

Với lượng vừa thích hợp, tô mộc có tác dụng làm tãng sự co bóp của tim ếch cô lập. Áp lực tim lúc đầu càng yếu, tác dụng càng rõ.

Nước tô mộc làm cho sự co mạch của huyết quản ếch tãng lên (phương pháp Treudenberg). Nếu bắt đầu dùng nước tô mộc trước rồi mới dùng muối nitrit, thì tác dụng dãn mạch của muối nitrit sẽ không xuất hiện nữa.

Nước tô mộc không có ảnh hưởng đi với hô hấp và huyết áp của chó bị gây mê. Nếu phối hợp với histamin hoặc hocmon thượng thận cũng không thấy tác dụng hiệp đồng.

Đối với mẩu ruột thỏ cô lập, nước tô mộc không có tác dụng, nhưng có thể tăng mạnh tác dụng cùa hocmon thượng thận đối với mẩu ruột.

Nước tô mộc hơi có tác dụng ức chế đối với tử cung cô lập của chuột nhất. Nếu phối hợp tô mộc với hocmon thượng thận, tác dụng ức chế càng rõ.

Nước tô mộc và hematoxylin không giống nhau. Tựa hồ như không có tác dụng kháng histamin.

Báo cáo thứ hai

Bôi dầu thông trên bụng thỏ. Nước tô mộc không có tác dụng giảm nhẹ tính chất kích thích của dầu thông.

Thí nghiệm trên phế quản của chuột bạch, nước tô mộc không có tác dụng làm giảm mất tác dụng của histamin đã gây co bóp trên phế quản.

Tiêm nước tô mộc vào tĩnh mạch của con chó đã gây mê, dung tích của thận không bị ảnh hưởng.

Sau khi tiêm 0,1 ml vấc-xin thương hàn vào tĩnh mạch con thỏ đgây sốt, sau đó tiêm vào màng bụng 5ml dung dịch 20% tô mộc, nhiệt độ không giảm.

Tiêm vào bụng chuột nhắt 1ml dung dịch 100% tô mộc, không làm mất tác dụng cong đuôi do tiêm mocphin vào chuột 1mg/10g chuột. Đối với thỏ hầu như có tác dụng đối kháng với tác dụng trấn tĩnh do tiêm dung dịch mocphin vào dưới da (5mg/kg thể trọng).

0,2ml dung dịch 20% tô mộc có thể khôi phục sự hoạt động cùa tim ếch cô lập (phương pháp Straub) đã bị đình lại do tiêm nước sắc 20% vị thuốc chỉ xác.

Báo cáo thứ ba

Dùng nước tô mộc cho thỏ, chuột bạch, chuột nhắt uống hoặc tiêm tĩnh mạch hay dưới da hoặc thụt đều gây ngủ, lượng lớn có thể gây mê và có thể chết.

Nước tô mộc có tác dụng đối kháng đối với tác dụng hưng phấn trung khu thẩn kinh do stricnin hoặc côcain gây ra.

Nước tô mộc có khả năng khôi phục sự hoạt động của tim ếch cô lập (phương pháp Straub) đã bị cloralhytdrat hoặc quinin clohydrat, pilocacpin, eserin salixylat làm cho chưa hoàn toàn đình chỉ.

Tiêm nước sắc tô mộc dưới da hoặc vào bụng con chó có thể gây nôn mửa và đi tả.

5. Công dụng và liu dùng

Tính vị theo đông y: Vị ngọt, bình, không độc, vào 3 kinh tâm, can và tì. Có tác dụng hành huyết, thông lạc, khứ ứ, chỉ thống, tán phong hòa huyết, chửa đẻ xong ứ trệ, kinh nguyệt bế, ung thũng, bị đánh tổn thương. Không ứ trệ cấm dùng.

Nhân dân dùng tô mộc làm thuốc săn da và cầm máu dùng trong các trường hợp tử cung chảy máu, đẻ mà mất máu qúa nhiều, choáng váng, hoa mắt.

Còn dùng chữa lỵ ra máu, chảy máu trong ruột, xích bạch đới.

Một số vùng nhân dãn dùng tô mộc nấu với nước uống thay chè.

Phụ nữ có thai không dùng được.

Ngày uống 6 - 12g, dưới dạng thuốc sắc.

Nước sắc gỗ vang còn dùng để nhuộm đồ gỗ trước khi đánh vécni.

6. Đơn thuốc có tô mộc

Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều hoặc đẻ xong đau bụng từng cơn: Tô mộc 10g, huyền hổ sách 6g, sơn tra 10g, hồng hoa 3g, ngũ linh chi 8g, đương quy thân 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Đẻ xong ra huyết nhiêu: Tô mộc 12g, sắc với 200ml nước còn 10Oml. Chia 2 lần uống trong ngày.

Dược liệu tô mộc có thể điều trị được nhiều chứng bệnh thường gặp như đau bụng kinh, sản dịch ra nhiều, sưng dương vật, bệnh trĩ,… Tuy nhiên khi sử dụng dược liệu, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng. Trong trường hợp phát sinh các biểu hiện bất thường, vui lòng thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.

Ngày:09/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM