Cây mộc hoa trắng - Điều trị bệnh lỵ, đường tiêu hóa

Mộc hoa trắng là loại dược liệu quý có thành phần hóa học đa dạng và dược tính cao. Thường được sử dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lý, nhất là bệnh đường tiêu hóa. Trong đó thông dụng nhất là chữa kiết lỵ và viêm đại tràng. Để biết được công dụng trong y học của cây mộc hoa trắng mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Cây mộc hoa trắng - Điều trị bệnh lỵ, đường tiêu hóa

Còn gọi là cây sừng trâu, cây mức lá to, thừng mực to lá, mức hoa trắng, mộc vài (Thổ), míc lông.

Tên khoa học Holarrhena antìdysenteria Wall, (Echites antidysenterica Roxb, Wrightìa antidysenterica Grah).

Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).

Ta dùng hạt và vỏ cây mộc hoa trắng.

antìdysenteria

1. Mô tả cây

 Cây nhỏ hoặc cây to, có thể cao tới 12m. Cành non nhẵn hoặc mang lông màu nâu đỏ, trên mặt có nhiều bì khổng trắng rõ. Sẹo lá còn sót lại thường nổi lên. Lá mọc dối gần như không cuống, không có lá kèm, nguyên, hình bầu dục đầu tù hay nhọn, đáy lá tròn hoặc nhọn, dài từ 12-15cm, rộng từ 4-8cm, mặt lá bóng, màu xanh lục nhạt. Hoa trắng, mọc thành xim hình ngù ở kẽ lá hay dầu cành. Quả là những đại màu nâu có vân dọc hơi hình cung dài 15-30cm, rộng 5- 7mm. Rất nhiều hạt dài 10-20mm, rộng 2- 2,5mm, dày 1-1,5mm màu nâu nhạt, đáy tròn, đẩu hơi hẹp lõm một mặt, trên mặt có một đường con màu trắng hơi nhạt. Chùm lông của hạt màu hơi hung hung, dài 2-4,5cm.

Lá mầm gấp nhiều lần. Mùa hoa nỏ: tháng 3 đến tháng 7, mùa quả: tháng 6-12.

2. Phân bố

Mọc khắp nơi ở Việt Nam. Tại miền Bắc có ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình và nhiều tỉnh khác.

Còn mọc ở ấn độ, Miến Điện, Thái Lan, Malaixia.

3. Thành phần hóa học

Từ vỏ và hạt cây mộc hoa trắng người ta đã chiết xuất các ancaloit chủ yếu sau đây:

  • Conesin.
  • Norcoiíesin   
  • Conesimin
  • Isoconesimin           
  • Conesinidìn
  • Conkurchin
  • Holarhenin
  • Chất conesin có tinh thể hình lãng trụ (kết tinh trong axêtôn) độ chảy 125°.
  • Cho muối clohydrat, bromhydrat và oxalat có tinh thể.
  • Conesin cho phản ứng sau dây: Hòa tan một ít conesin trong 8 giọt H2S04. Thêm một giọt HNO3 đặc vào sẽ có ngay màu vàng tươi. Màu vàng sảm dần. Nếu thêm một giọt axit nitric nữa, sẽ ngả mẩu nâu bẩn, sau ngả mầu lục.
  • Theo Ciaus J. F. Mhaskar trong hạt mộc hoa trắng có từ 36-40% dầu và 0,025% ancaloit.

4. Tác dụng dược lý

Chất conesin rất ít độc. Với liều cao, tác dụng cùa nó gần giống mocphin, nó gây liệt đối với trung tâm hô hấp. Nếu tiêm, nó gây tê tại chỗ nhưng lại kèm theo hiện tượng hoại thư do đó không dùng gây tê được.

Conesin bài tiết một phẩn qua đường ruột, một phần qua dường tiểu tiện. Nó gầy hạ huyết áp và làm tim đập chậm.

Conesin kích thích sự co bóp ruột và tử cung.

Theo Janot M. M. và Cavier R. (1949. Ann. Pharmaceut. Franc: 549-552) conesin clohydrat, có tác dụng trừ giun đối với chuột bạch.

Trên lâm sàng, người ta dùng conesin clohydrat hay bromhydrat chữa lỵ amip. Hiệu lực như emetin lại hơn emetin ở chỗ ít độc và tiện dùng. Nó tấc dụng cả đối với kén và amip, còn cmetin chỉ tác dụng đối với amip. Hiện tượng không chịu thuốc rất ít hoặc không đáng kể.

5. Công dụng và liều dùng

Hạt và vỏ được dùng làm thuốc chữa lỵ amip. Thường dùng dưới dạng bột, cồn thuốc hoặc cao lỏng.

Bột vò ngày uống 10g.

Bột hạt ngày uống 3-6g.

Cao lỏng 1/1 ngày uống 1-3g, Còn hạt (1/5) ngày uống 2-6g. 

Lưu ý khi sử dụng mộc hoa trắng để chữa bệnh

Mộc hoa trắng là dược liệu dễ sử dụng với dược tính khá cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc sử dụng dược liệu này sẽ không được khuyến nghị:

  • Hết sức thận trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ.
  • Tránh dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho bé bú nếu bác sĩ chưa cho chép.

Những thông tin về dược liệu mộc hoa trắng được đề cập trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Trước khi sử dụng dược liệu này để làm vị thuốc, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để dự phòng rủi ro phát sinh.

Ngày:09/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM