Cây gai - An thai, lợi tiểu

Cây lá gai còn được gọi là cây trữ ma hoặc tầm ma. Lá và rễ của cây không chỉ được sử dụng để làm bánh mà còn được dùng để trị bệnh tiểu tiện đỏ, động thai, đau mỏi xương khớp và đại tiểu tiện ra máu. Ngoài ra, lá gai còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và được nhân dân sử dụng như một loại rau ăn. Mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về công dụng trong y học của cây lá gái qua bài viết dưới đây.

Cây gai - An thai, lợi tiểu

Còn gọi là trư ma (Trung Quốc).

Tên khoa học Boehmeria nivea (L) Gaud. (Urtica nìvea L.).

Người ta dùng củ gai (Radix Boehmeriae) là r phơi hay sấy khô của cây gai.

Theo chữ Hán sợi gai nhỏ là thuyền sợi gai to là trữ. Cây gai vừa dùng làm thuốc vừa cho sợi cho nên gọi là trữ.

1. Mô tả cây

Cây gai nói đây là cây mà lá ta vẫn dùng làm bánh gai ăn và sợi đ dệt làm lưới đánh cá.

Cây sống lâu năm, có thể cao tới 1,5-2m. Lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7-15cm, rộng 4- 8cm mép có răng cưa, đáy lá hình tim hay hơi tròn, mật dưới trắng vì có nhiều lông trắng, mặt trên có màu lục sẫm, dáp, có 3 gân từ cuống phát ra. Hoa đơn tính cùng góc. Hoa đực có 4 lá đài và 4 nhị. Hoa cái có đài hợp chia làm 3 răng. Quả bế mang đài tồn tại.

Gia vị, làm thuốc nhuộm màu vàng đò, dùng làm nguyên liệu chế màu vàng đỏ không độc để làm thuốc nhuộm hay nhuộm thức ãn.

Rễ hái vào bất cứ mùa nào, nhưng tốt nhất vào thu đông. Hái về rửa sạch đất phơi hay sấy khô.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây gai được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy sợi hay lấy lá. Rễ ít được khai thác; người ta đào rể về rửa sạch đất, cắt thái miếng hoặc để nguyên rồi phơi khô hay sấy khô.

3. Thành phần hóa học

Hoạt chất hiện chưa xấc định được. Mới thấy có axit clorogenic là một loại tanin, do sự kết hợp của axit cafeitanic và axit quinic.

4. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Axit chlorogenic trong dược liệu có tác dụng ức chế vi trùng và diệt nấm. Vì vậy sử dụng lá gai để làm bánh có thể giúp bảo quản bánh được lâu ngày.
  • Thuốc có tác dụng kích thích bài tiết mật và thông tiểu.
  • Chlorogenic acid trong dược liệu có tác dụng chống oxy hóa cao gấp 10 lần so với vitamin E, từ đó ngăn chặn tình trạng cao huyết áp, xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.

Tác dụng của cây gai theo Đông Y:

  • Công dụng: Rễ có tác dụng chỉ huyết, lương huyết, giải độc, thanh nhiệt và an thai. Lá có tác dụng tán ứ, chỉ huyết và lương huyết.
  • Chủ trị: Rễ được sử dụng để điều trị nhiệt độc ung thũng, xuất huyết do huyết nhiệt, thai lậu hạ huyết và thai độc bất an. Lá được dùng để chữa nhũ ung sơ khởi, hậu môn sưng đau, nôn ra máu, khạc ra máu, xuất huyết do chấn thương, tiểu tiệu ra máu,…
  • Ngoài ra, một số nơi còn dùng hoa cây gai để chữa bệnh sởi. Dùng cành và thân để trị sang thương xuất huyết, tâm phiền, ứ nhiệt, giang môn thũng thống và tiểu tiện bất thông.

5. Công dụng và liều dùng

Tính theo vị đông y: Ngọt, hàn, không độc. Có tác dụng tả nhiệt, tán ứ, chữa đơn độc, thông các chứng lâm (đi đái dắt) chữa sang lờ, thông tiểu tiện. Phàm không thực nhiệt chớ có dùng.

Thường dùng làm thuốc:

  • An thai: Rễ cây gai mới hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước, cô làm 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày. Chì 1-2 ngày là có kết quả, không nên kéo dài.
  • Chữa bệnh phụ nữ có thai đau bụng, nước vàng đỏ vẩn chảy rỉ, cùng bài thuốc đó còn chữa được bệnh sa dạ con nhưng uống 3-4 ngày chú ý theo dõi.
  • Lợi tiểu: Rể và lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu tiện, chữa tiểu tiện đục, đi tiểu ra máu, viêm tử cung, lòi dom không co lên được. Liều dùng trung bình 10-30g sắc với nước uống.

Cây gai không có độc nhưng có tính hàn. Vì vậy tránh sử dụng bài thuốc này cho người có thể trạng hư hàn hoặc sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra để giảm thiểu rủi ro và tác dụng phụ khi điều trị, bạn nên thăm khám để được thầy thuốc hướng dẫn bài thuốc cụ thể.

Ngày:08/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM