Cây củ đậu - Chữa ngộ độc rượu, lở loét, ghẻ ngứa

Cây củ đậu được trồng khắp nơi ở Việt Nam vùng đồng bằng cũng như miền núi để lấy rẽ củ ăn, hạt dùng làm thuốc, nhưng ít dùng vì có độc. Mùa thu hoạch hạt tháng 11, 12. Mời bạn đọc cùng eLib.VN tìm hiểu tác dụng y học của cây củ đậu qua bài viết dưới đây.

Cây củ đậu - Chữa ngộ độc rượu, lở loét, ghẻ ngứa

Còn gọi là củ sắng, mãn phăo (Lào-Vìẻntian), krâsang (Campuchia), sắn nước (miền Nam).

Tên khoa học Pachyrhizus erosus (L.) Urb.

(Dolichos erosus L.), Pachyrhizus angulatus Rích.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilìonaceae). Cây củ đậu cho ta rễ củ ăn được, nhưng lá và hạt có chất độc, cần chú ý khi sử dụng.

1. Mô tả cây

 Cây củ đậu

Cây củ đậu là một loại cây leo, có rễ củ hình như con quay lớn. Lá kép gồm 3 lá chét, mỏng. Hình hơi quả trám dài 4-8cm, rộng 4-12cm, những lá phía dưới không đối xứng. Hoa màu tím nhạt, khá lớn, mọc thành chùm dài ở kẽ lá. Quả hơi có lông, không cuống, dài 12cm, rộng 12mm, ở khe các hạt hơi lõm xuống. Trong quả có tới 9 hạt, đường kính chùng 7mm, hình thấu kính. Hạt cứng khó giã nhỏ.

2. Phân bố và thu hái

Cây củ đậu được trồng khắp nơi ở Việt Nam vùng đồng bằng cũng như miền núi để lấy rẽ củ ăn, hạt dùng làm thuốc, nhưng ít dùng vì có độc. Mùa thu hoạch hạt: tháng 11-12.

3. Thành phần hóa học

Trong rễ củ (củ đậu), sau khi đã bóc vỏ có tới 90% nước; 2,4% tinh bột; 4,51% đường toàn bộ (biểu thị bằng glucoza); 1,46% protít; 0,39% chất vô cơ; không thấy có chất béo, không thấy có tanin, không có axìt xyanhydric. Có men peroxyđaza, amyiaza và photphataza.

Trong hạt củ đậu có 12,27% độ ẩm; 20,13% chất béo; 30,61% chất protit; 4,8% tanin; 5,85% tinh bột; 3,25% đường toàn bộ (biểu thị bằng đường glucoza). Trong hạt củ đậu có một chất độc gọi là rotenon và tephrosin.

Tỷ lệ rotenon trong hạt củ đậu khoảng từ 0,56- 1,01%. Trong lá cũng có các chất như trong hạt.

4. Tác dụng dược lý và công dụng

Rễ củ đậu không độc. Được dùng ăn sống hoặc xào nấu chín. Có khi người ta ép củ lấy nước bôi mặt để làm cho da dẻ mịn màng, khỏi nẻ.

Lá độc đối với cá và với loài nhai lại, nhưng không độc đối với ngựa.

Hạt độc đối với cá và sâu bọ. Tại Trung Quốc, người ta dùng nó để trị các loại sâu hại rau, rệp bông, rầy bông (một kg hạt giã nhỏ, thêm nước xà phòng và 200 lít nước).

Nhân dân ta vẫn dùng hạt củ đậu giã nhỏ trộn với dầu để chữa một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên có độc, cần chú ý để tránh ngộ độc.

5. Đơn thuốc dùng hạt củ đậu

Làm thuốc phun trừ rệp rau và rệp thuốc lá. Hạt củ đậu ngâm với nước một đêm, sau giã nhỏ, thêm nước với tỷ lệ 1,5% đến 2% hoăc 4% trộn đều. Phun lên những cây bông, cây rau, cây thuốc lá ở ngoài ruộng. Sau 24 giờ đến 36 giờ rệp và nhện đỏ chết hết hay gần hết (90-100%).

Lá và hạt của cây chứa tephrosin và rotenone có thể gây ngộ độc. Nếu ăn phải sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội, co giật, hạ đường huyết, nôn mửa liên tục, mê man bất tỉnh, rối loạn nhịp tim và suy hô hấp dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ hô hấp, sục rửa dạ dày và điều trị triệu chứng.

Củ sắn nước đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu quá nhiều, bạn có thể bị đầy bụng, ợ hơi và khó tiêu. Vì vậy chỉ nên bổ sung loại củ này với liều lượng thích hợp để tăng cường sức khỏe và hạn chế các tác dụng phụ.

Ngày:04/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM