Cỏ đuôi lươn - Trị ghẻ, nấm
Cỏ đuôi lươn là cây thảo sống nhiều năm, thân và lá đầy lông trắng như tơ, mọc ở ruộng, đất đầm lầy, từ Quảng Trị vào đến các tỉnh Nam Bộ, được dùng trị ghẻ, nấm, sắc nước cho phụ nữ có mang uống, chữa sản hậu. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
Cỏ đuôi lươn, Bối bối, Đũa bếp - Philydrum lanuginosum Banks et Sol. ex Gaertn, thuộc họ Cỏ đuôi lươn -Philydraceae.
1. Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, cao 0,30 - 1,30m; thân và lá đầy lông trắng như tơ. Lá xếp hai dãy, hình gươm, dài đến 70cm, rộng ở gốc 1cm. Bông ở ngọn, có lá bắc, hoa vàng tươi; lá đài 2; cánh hoa 2, nhỏ, nhị 1; bầu 3 ô. Quả nang mảnh, hạt nhỏ.
Hoa tháng 3.
2. Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Philydri.
3. Nơi sống và thu hái
Cây mọc ở ruộng, đất đầm lầy, từ Quảng Trị vào đến các tỉnh Nam Bộ. Chịu đất phèn. Còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia.
4. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm. Ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.
Trên đây là một số thông tin về cây Cỏ đuôi lươn mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y.