Cây chẹo - Gây độc hại với cá

Chẹo là một cây nhỡ cao chừng 8m cành, và cuống lá thường mền yếu, lá kép lông chim nhẵn thường gồm 2 đến 5 đôi lá chét hình trứng dài, dai, có cuống. Đây là một loại cây có chất độc, ảnh hưởng đến loài cá. Cùng eLib.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cây chẹo - Gây độc hại với cá

Còn gọi là chẹo tía, hoàng khởi, peo, sui deng, nhân khởi, cây cơi.

Tên khoa học Engelhardtia chrysolepis Hance (Engelhardtia wallichiana Lindl).

Thuộc họ Hồ dào Juglandaceae.

1. Mô tả cây

 Cây chẹo

Chẹo là một cây nhỡ cao chừng 8m cành và cuống lá thường mền yếu. Lá kép lông chim nhẵn thường gồm 2 đến 5 đôi lá chét hình trứng dài, dai, có cuống, lá chét phía trên dài hơn, phiến lá chét dài 5-15mm. Hoa đực mọc thành hình đuôi sóc, mọc từ cành của năm truớe, hoa không cuống hay gần như không cuống, cụm hoa cái cũng mọc thành hình đuôi sóc ở phía trên hoa đực. Hoa có cuống. Quà mọc thành bống dài chừng 25cm. Hạt được bao bọc bởi lá bắc có 3 thùy.

2. Phân bố

Cây chẹo mọc hoang khắp các vùng rừng núi Việt Nam cả Trung Bộ và Bấc Bộ. Còn mọc ở Malaixia, Lào, miền tây nam Trung Quốc.

3. Thành phần hóa học

Chua thấy có tài liệu nghiên cứu. Chỉ mới biết lá và vỏ có chất độc đốì với cá.

4. Công dụng

Nhân dân một vài vùng dùng vỏ và lá cây này giã nát cho vào nước suối đã ngăn để duốc cá. Nhân dân Trung Quốc cũng dùng lá để duốc cá.

Trên đây là một số thông tin về cây chẹo. Cây chẹo là một loài cây có chất độc, vì vậy, cần hạn chế sử dụng và dùng chúng trong trường hợp phù hợp nhất.

Ngày:04/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM