Cây bứa - Chữa mẫn ngứa, dị ứng

Cây bứa là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền núi (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, ...). Người ta thường hái quả chín về ăn và nấu canh, còn dùng để chữa mẫn ngứa, dị ứng, ho ra máu. Để biết thêm công dụng trong y học của Cây bứa mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Cây bứa - Chữa mẫn ngứa, dị ứng

Tên khoa học Garcinia obìongifolia Champ.

Thuộc họ Măng cụt Clusìaceae (Guttiferae).

1. Mô tả cây

 

Cây bứa

Cây gỗ cao 10-15m. Cành và nhánh dài và mảnh mọc xòe ngang, vỏ cây màu xám tro. Lá mọc đối, mép nguyên, nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ. Hoa màu vàng, có cả hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa đực có 4 lá đài, 5 cành hoa. Hoa lưỡng tính có 4 lá dài, 4 cánh hoa, rất nhiều nhị. Bầu 6-10 ô. Quả mọng, hình cầu có nhiều rãnh dọc. Vỏ quả dày, màu vàng ở ngoài, phía trong hơi đỏ, vị chua, 6-10 hạt, có nhiều múi mọng nước, ãn được.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền núi (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên,...).

Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.

3. Thành phần hóa học

Trong quả bứa có axit hữu cơ, vitamin C (100g có 61mg vitamin C). Trong vỏ có flavonozit.

4. Công dụng và liều dùng

Vỏ bứa được nhân dần dùng chữa mẩn ngứa, dị ứng, ho ra máu. Ngày dùng 20 đến 30g dưới dạng thuốc sắc.

Trên đây là một số thông tin về Cây bứa mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM