Cắt bỏ khối u vú - Những thông tin cần biết
Cắt bỏ khối u vú là phẫu thuật để loại bỏ ung thư hoặc các mô bất thường khác ở vú. Cắt bỏ khối u vú giúp xác định chẩn đoán ung thư hoặc loại bỏ nó. Vậy trong quá trình thực hiện cần lưu ý những gì? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu về cắt bỏ khối u vú
Cắt bỏ khối u vú là gì?
Cắt bỏ khối u vú là phẫu thuật để loại bỏ ung thư hoặc các mô bất thường khác ở vú.
Cắt bỏ khối u cũng được gọi là phẫu thuật bảo tồn vú hoặc cắt bỏ cục bộ rộng bởi vì phẫu thuật này chỉ lấy đi một phần của vú. Các bác sĩ cũng có thể coi việc cắt bỏ khối u vú là thủ thuật cắt vú sinh thiết.
Trong quá trình cắt bỏ khối u vú, một lượng nhỏ mô bình thường quanh khối u (các mô vú sạch hoặc bình thường) cũng được loại bỏ để đảm bảo tất cả các phần ung thư hoặc mô bất thường khác được lấy ra.
Cắt bỏ khối u giúp xác định chẩn đoán ung thư hoặc loại bỏ nó. Phẫu thuật này cũng là một lựa chọn điều trị đầu tiên cho một số phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn đầu. Trong các trường hợp ung thư, bác sĩ sẽ yêu cầu xạ trị sau khi cắt bỏ khối u để giảm nguy cơ ung thư trở lại.
Khi bạn nào cần thực hiện cắt bỏ khối u vú?
Bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ khối u nếu sinh thiết cho thấy khối u là ung thư nhưng nó nhỏ và ở giai đoạn đầu. Cắt bỏ khối u cũng có thể được sử dụng để loại bỏ một số loại u lành tính nhất định hoặc các bất thường tiền ung thư vú.
2. Cẩn trọng khi cắt bỏ khối u vú
Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện cắt bỏ khối u vú
Phẫu thuật cắt bỏ khối u vú không phải dành cho tất cả mọi người. Bạn có thể không đủ điều kiện cho phẫu thuật nếu bạn:
Có tiền sử xơ cứng bì, một nhóm bệnh làm xơ cứng da và các mô khác, khiến cho việc lành vết thương sau cắt bỏ u vú khó khăn. Có tiền sử bị bệnh lupus ban đỏ toàn thân, một bệnh viêm mãn tính có thể diễn biến xấu đi nếu bạn trải qua xạ trị. Có hai hay nhiều khối u ở góc phần tư khác nhau của vú mà không thể loại bỏ được bằng một vết cắt rộng duy nhất, điều này có thể ảnh hưởng đến hình dạng vú. Trước đây đã điều trị bức xạ ở khu vực vú, do đó điều trị xạ trị một lần nữa có thể gây quá nhiều rủi ro. Ung thư đã lan rộng ra khắp vú và da nằm phía trên, cắt bỏ khối u vú khó có khả năng loại bỏ ung thư hoàn toàn. Có một khối u lớn nhưng ngực nhỏ, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ của vú. Không có khả năng thực hiện phương pháp điều trị bức xạ.
Các biến chứng và các tác dụng phụ
Khi xuất viện về nhà, bạn có thể bị mệt mỏi do phẫu thuật. Bạn có thể cảm thấy một cảm giác hỗn hợp của tê và đau xung quanh khu vực phẫu thuật ở vú (và vết rạch nách, nếu bạn thực hiện phẫu thuật loại bỏ các hạch bạch huyết). Khi dây thần kinh mọc lại, bạn có thể cảm thấy cảm giác râm ran như kiến bò, có thể bị ngứa và rất nhạy cảm khi chạm vào. Sự khó chịu này có thể tự biến mất hoặc có thể tồn tại nhưng bạn sẽ quen dần với nó.
Các rủi ro liên quan đến cắt khối u vú tương tự như bất kỳ thủ thuật phẫu thuật nào. Chúng bao gồm nhiễm trùng, chảy máu và tổn thương các mô lân cận. Gây mê toàn thân cũng có liên quan đến một số nguy cơ, mặc dù hiếm gặp. Rất ít phụ nữ khỏe mạnh xuất hiện biến chứng nghiêm trọng do gây mê toàn thân.
Các biến chứng và tác dụng phụ của cắt bỏ khối u vú gồm:
Tùy thuộc vào số lượng mô vú được loại bỏ trong quá trình cắt bỏ khối u, hình thái của vú có thể thay đổi. Vú có thể có vết sẹo hoặc lúm đồng tiền có thể nhìn thấy và trở nên không đối xứng với bên còn lại. Một số phụ nữ có thể bị tổn thương thần kinh, gây mất cảm giác ở vú. Một số người thực hiện sinh thiết hạch bạch huyết hoặc mổ cắt hạch nách có thể mất một số cảm giác ở nách hoặc giảm phạm vi chuyển động ở vai. Các cảm giác khác cũng có thể bị ảnh hưởng. 2–10% phụ nữ trải qua phẫu thuật cắt bỏ hạch nách có thể phát triển bệnh bạch huyết, tình trạng tích tụ dịch trong khu vực các hạch bạch huyết. Tình trạng này có thể phát triển ngay lập tức hoặc nhiều năm sau khi làm thủ thuật. Nếu bị cắt bỏ hạch nách, bạn nên tránh bó chặt xung quanh cánh tay (như băng ga-rô được dùng khi lấy máu, băng huyết áp hoặc băng chặt trên tay áo) suốt đời. Viêm tĩnh mạch ở cánh tay có thể phát triển. Viêm mô tế bào dưới da. Đây là tình trạng viêm da ở cánh tay.
Điều quan trọng là bạn hiểu các biện pháp phòng ngừa, biết các biến chứng có thể có và tác dụng phụ trước khi thực hiện cắt bỏ khối u vú. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
3. Quy trình cắt bỏ khối u vú
Chuẩn bị cho phẫu thuật cắt bỏ khối u vú
Bạn sẽ gặp bác sĩ phẫu thuật vài ngày trước khi cắt bỏ khối u. Bạn hãy đặt câu hỏi cho bác sĩ để đảm bảo bạn hiểu rõ về phẫu thuật và các rủi ro của phẫu thuật.
Bạn sẽ được hướng dẫn về những lưu ý trước khi phẫu thuật và những thông tin quan trọng khác. Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật sẽ được thực hiện như một thủ thuật ngoại trú, vì vậy bạn có thể về nhà trong ngày.
Hãy nói với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc các chất bổ sung bạn đang dùng. Nói chung, để chuẩn bị cho cắt bỏ khối u vú, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn:
Ngừng dùng aspirin hoặc thuốc làm loãng máu khác. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng các thuốc này 1 tuần hoặc lâu hơn trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu. Không ăn hoặc uống 8–12 giờ trước khi phẫu thuật, đặc biệt nếu bạn sẽ được gây mê toàn thân. Có người đi theo bạn. Người thân hoặc bạn bè có thể đưa bạn về nhà và lắng nghe những hướng dẫn sau phẫu thuật vì bạn có thể mất vài giờ để thuốc mê hết tác dụng.
Quá trình cắt bỏ khối u vú?
Toàn bộ quy trình thường mất từ 1–2 giờ. Hầu hết mọi người về nhà trong ngày, nhưng một số người phải ở lại bệnh viện từ 1–2 ngày (đặc biệt sau khi mổ lấy các hạch bạch huyết ở nách).
Đầu tiên, bác sĩ làm sạch vùng vú, ngực và cánh tay trên. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật thực hiện một vết mổ nhắm vào phía trên khối u ác tính hoặc xung quanh quầng vú nếu khối u có thể tiếp cận được từ khu vực này. Họ sẽ cắt bỏ khối u cùng với một lớp nhỏ các mô xung quanh khối u. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ khối u và mô lân cận đồng thời hạn chế tối đa các tổn thương mô vú còn lại. Tuy nhiên, bác sĩ phẫu thuật cần phải loại bỏ đủ các mô để có thể kiểm tra xác định xem ung thư đã lan rộng chưa.
Bác sĩ phẫu thuật có thể lấy mẫu các hạch bạch huyết ở nách để đem xét nghiệm tìm các tế bào ung thư. Kết quả từ xét nghiệm giúp bác sĩ xác định xem ung thư đã lây lan đến các khu vực khác hay chưa. Các loại phẫu thuật có thể được sử dụng để lấy mẫu mô hoặc loại bỏ các hạch bạch huyết ở nách gồm:
Sinh thiết hạch bạch huyết bảo vệ. Thủ thuật này bao gồm phẫu thuật loại bỏ 1–5 (hoặc nhiều hơn trong một số trường hợp) hạch bạch huyết bảo vệ nằm ở vùng nách. Các hạch bạch huyết bảo vệ là vị trí đầu tiên mà các tế bào ung thư có khả năng lây lan đến. Lấy mẫu hạch bạch huyết ở nách hoặc phẫu thuật cắt bỏ hạch nách là một lựa chọn phổ biến, nó liên quan đến việc loại bỏ các hạch bạch huyết hơn việc sinh thiết hạch bạch huyết bảo vệ. Sinh thiết hạch bạch huyết bảo vệ gây ít tổn thương dây thần kinh và hệ bạch huyết. Phẫu thuật lấy mẫu hoặc cắt bỏ hạch bạch huyết ở nách. Thủ thuật phẫu thuật này liên quan đến việc loại bỏ các hạch bạch huyết, sau đó mẫu hạch được đem đi thử nghiệm để tìm các tế bào ung thư. Do có rất nhiều hạch được lấy ra, bác sĩ sẽ đặt một ống dẫn lưu để ngăn ngừa dịch bạch huyết tích tụ lại. Các ống này thường được rút ra trong 5–10 ngày. Phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết ở nách có liên quan đến một số biến chứng và tác dụng phụ, bao gồm đau kéo dài, chuyển động vai hạn chế, phù bạch huyết, tê và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Bác sĩ phẫu thuật sau đó làm ngừng chảy máu, rửa sạch vết thương, khâu và băng lại vết thương.
Điều gì xảy ra sau khi cắt bỏ khối u vú?
Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được đưa đến phòng hồi sức. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp, nhịp tim và hơi thở của bạn.
Nếu thực hiện phẫu thuật ngoại trú, thường là cắt bỏ khối u và sinh thiết hạch bạch huyết bảo vệ, bạn sẽ được xuất viện về nhà khi tình trạng ổn định. Nếu thực hiện phẫu thuật cắt bỏ các hạch bạch huyết ở nách, bạn có thể cần nằm viện trong 1 hoặc 2 ngày nếu bị đau hoặc chảy máu.
Sau phẫu thuật:
Bạn có thể thấy đau, tê và cảm giác âm ỉ ở khu vực nách. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kèm với thuốc giảm đau và kháng sinh. Bạn nên hạn chế một số hoạt động. Bạn nên tái khám để được theo dõi, thường là 7–14 ngày sau khi phẫu thuật.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
4. Phục hồi sau cắt bỏ khối u vú
Bạn nên làm gì sau khi cắt bỏ khối u vú?
Bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường sau 1–2 ngày. Tuy nhiên, bạn tránh nhấc các vật nặng và các hoạt động khác trong vài ngày sau khi phẫu thuật. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên mặc áo ngực liên tục trong khoảng 1 tuần sau khi phẫu thuật.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ khối u vú, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!