Luận văn ThS: Can thiệp tâm lí cho một trường hợp bệnh nhân trầm cảm có hành vi thủ dâm

Luận văn Can thiệp tâm lí cho một trường hợp bệnh nhân trầm cảm có hành vi thủ dâm điểm luận một số nghiên cứu về điều trị trầm cảm bằng liệu pháp CBT; xác định các phương pháp và công cụ đánh giá cho một bệnh nhân trầm cảm tuổi đầu thanh niên; trình bày một số khái niệm liên quan đến trầm cảm: khái niệm, triệu chứng, tiêu chuẩn chẩn đoán; thực hiện liệu pháp CBT để điều trị cho một bệnh nhân trầm cảm có hành vi thủ dâm; đánh giá hiệu quả của liệu pháp CBT đối với trường hợp cụ thể; đưa ra kết luận, khuyến nghị.

Luận văn ThS: Can thiệp tâm lí cho một trường hợp bệnh nhân trầm cảm có hành vi thủ dâm

1. Mở đầu

1.1 Lí do chọn ca lâm sàng 

Xã hội càng phát triển, những áp lực từ cuộc sống công việc học tập ngày một đè nặng lên vai những người trẻ trong độ tuổi từ 15-30 tuổi những áp lực căng thẳng đó đã đem đến cho họ cả những tích cực và cả những tiêu cực. Về mặt tích cực nếu họ chấp nhận những áp lực căng thẳng sẽ mang đến cho họ những trải nghiệm mới, họ mang đến thành công và khẳng giá trị của bản thân. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể ứng phó với những áp lực căng thẳng trong cuộc sống, công việc và học tập. Khi sự ứng phó của họ không đáp ứng được sẽ mang đến cho họ những rối nhiễu tâm trí, họ sống thu mình, thiếu tự tin hay lo lắng và mức độ nặng có thể dẫn đến tự sát và một loạt các trạng thái khác nhau, từ những rối nhiễu tâm trí như lo âu, trầm cảm, ám ảnh hay các chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt, động kinh… Trong đó, trầm cảm là một hiện tượng bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện nay.

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp quan sát lâm sàng

Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Phương pháp trắc nghiệm/ thang đo

Phương pháp nghiên cứu trường hợp

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề lí luận

Tổng quan về rối loạn trầm cảm

  • Điểm luận một số nghiên cứu về trầm cảm
  • Các nghiên cứu về đánh giá và can thiệp trầm cảm

Một số vấn đề lý luận về trầm cảm

  • Lý thuyết về trầm cảm
  • Khái niệm trầm cảm
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm
  • Chẩn đoán phân biệt
  • Lý luận về thủ dâm

Các phương pháp đánh giá và can thiệp rối loạn trầm cảm ở một trƣờng hợp bệnh nhân có hành vi thủ dâm

  • Lịch sử phát triển liệu pháp nhận thức hành vi trong điều trị trầm cảm
  • Đặc điểm của liệu pháp nhận thức hành vi trong điều trị trầm cảm
  • Các kĩ thuật trong trị liệu nhận thức hành vi

2.2 Can thiệp tâm lí

Thông tin chung về thân chủ

  • Thông tin hành chính
  • Lý do thăm khám/ lời yêu cầu
  • Hoàn cảnh gặp gỡ
  • Ấn tượng ban đầu về thân chủ

Các vấn đề đạo đức

  • Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng
  • Đạo đức trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thực hiện quy trình đánh giá
  • Đạo đức trong can thiệp trị liệu

Đánh giá

  • Mô tả vấn đề
  • Kết quả đánh giá
  • Định hình trường hợp

Lập kế hoạch can thiệp

  • Xác định mục tiêu
  • Kế hoạch can thiệp

Thực hiện can thiệp

Đánh giá hiệu quả can thiệp

  • Cách thức đánh giá và các công cụ lâm sàng sử dụng để đánh giá
  • Kết quả đánh giá

Kết thúc ca và theo dõi sau trị liệu

  • Tình trạng hiện thời của thân chủ
  • Kế hoạch theo dõi sau trị liệu

Bàn luận chung

  • Bàn luận chung về ca lâm sàng đã thực hiện
  • Tự đánh giá về chất lượng can thiệp trị liệu

3. Kết luận 

Những áp dụng của liệu pháp CBT dùng trong ca lâm này đã cho quá trình can thiệp hỗ trợ thân chủ một cách hiệu quả những vấn đề mà thân chủ đã trải qua:

  • Thứ nhất: Thân chủ đã giảm những hành vi thủ dâm và không còn sử dụng thủ dâm như một cơ chế giải tỏa căng thẳng
  • Thứ hai: Thân chủ đã có nhận thức khác về cái chết, ý định tự tử của thân chủ không còn xuất hiện
  • Thứ ba: Thân chủ không còn cảm giác tội lỗi, bản thân vô dụng, tự ti mà bây giờ thân chủ đã chấp nhận những giá trị của mình
  • Thứ tư: Các mối quan hệ xã hội của thân chủ cũng được củng cố tích cực, thân chủ chủ động giao tiếp, chia sẽ những vấn đề, những suy nghĩ của chính mình với mọi người xung quanh

4. Tài liệu tham khảo

Bùi Quang Huy (2008), “Trầm cảm”, NXB Y học

Lương Hữu Thông (2005), “Trầm cảm”,Sức khỏe tâm thần và Các rối loạn tâm thần thường gặp, Nxb Lao động, tr.147- 152.

Nguyễn Văn Thọ (2006), “Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm với triệu chứng cơ thể”, thông tin chuyên ngành các vấn đề liên quan đến tâm thần,BVTT TW 2,51,quý IV

Ngô Tích Linh (2005), “Rối loạn trầm cảm nặng”, Tâm thần học, Nxb Y học, tr. 116.

Nguyễn Văn Thọ (2017), “ Giáo trình thực hành trị liệu tâm lý”, trường đại học Văn Hiến...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học trên ---

Ngày:12/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM