Calci: dược lý học

Calci là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu trong cơ thể con người. Để hiểu kĩ hơn về vai trò, nguyên nhân, cách chữa trị khi thiếu hay thừa calci, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây nhé.

Calci: dược lý học

1. Vai trò sinh lý

Tạo xương, răng dưới dạng calci phosphat.

Co cơ, dẫn truyền thần kinh, bài xuất của các tuyến tiết.

Đông máu.

Tính thấm của màng tế bào.

Ở dịch ngoài tế bào có 1- 2% tổng lượng Ca. Trong máu, Ca ở dưới 3 dạng: 50% dưới dạng ion Ca++, gần 50% kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít dưới dạng phức hợp với phosphat, citrat, carbonat.

Chỉ calci dưới dạng ion mới có vai trò sinh lý quan trọng.

Điều hoà calci do hormon cận giáp trạng (PTH) và calcitonin. Calci- máu bìnhthường là 4,3- 5,3 mEq/L.

2. Thiếu calci

(giảm calci - máu; hypocalcemia)

Khi calci - máu < 4,3 mEq/L

2.1 Nguyên nhân

Giảm dạng ion hóa; base máu, dùng nhiều citrat hoặc máu loãng

Mất Ca qua dịch thể: dùng "lợi niệu quai" loại furosemid.

Giảm hấp thu qua ruột: chế độ ăn thiếu Ca, thiếu vitamin D, tiêu chảy mạn, cắt dạ dày.

Suy cận giáp trạng.

Tăng phospho máu (hyperphosphatemia), giảm magnesi máu.

P và Ca có tác dụng qua lại: P- máu tăng khi Ca- máu giảm và ngược lại. Đó là cơ chế bảo vệ sinh lý quan trọng vì nếu cả 2 cùng tăng sẽ dẫn tới kết tủa calci phosphat vào các mô. Khi P tăng thì Ca giảm vì làm giảm sản xuất dạng hoạt động của vitamin D và làm giảm huy động calci phosphat từ xương.

Mg giảm, thì Ca máu cũng giảm vì làm giảm tiết và giảm tác dụng của PTH.

Viêm tụy cấp cũng làm giảm calci máu vì có thể là làm lắng đọng Ca vào mô mỡ hoại tử, giảm tiết PTH, giảm albumin- huyết và tăng sản xuất calcitonin của tuyến giáp.

2.2 Lâm sàng

Tê, ngứa các ngón, tăng phản xạ, chuột rút, tetani với các dấu hiệu Trousseau (+), Chvostek (+), co giật do ngưỡng kích thích của thần kinh b ị giảm. Nếu mạn tính, gây xốp xương, gẫy xương, dấu hiệu giảm calci nặng: co thắt thanh quản, khó thở, tiếng thở rít (stridor)

2.3 Điều trị

Tiêm tĩnh mạch:

Calci gluconat: ống 10 mL dung dịch 10% chứa 4,5 mEq Ca.

Calci clorid: ống 10 mL, dung dịch 10% chứ a 13,6 mEq Ca.

Tiêm chậm 1mL/ phút để phòng ngất tim và tụt huyết áp do giãn mạch nhanh.

Uống:

Calci lactat, calci carbonat, calci gluconat: dưới dạng gói bột.

Vitamin D: Ergocalciferol (D2): calcitriol 1,25 (OH)2 D3.

Không dùng cùng với fluor và phosphat vì tạo phức không tan, không hấp thu được.

3. Thừa calci

(tăng calci-máu, hypercalcemia)

Khi calci - máu > 5,3 mEq/L

3.1 Nguyên nhân

Chế độ ăn nhiều Ca.

Hấp thu nhiều Ca: thừa vitamin D, cường phó giáp trạng.

Tăng giải phóng ca từ xương: ung thư cận giáp t rạng, bệnh Paget (tăng tiết PTH).

Giảm thải trừ Ca qua thận; thận suy, dùng lợi niệu loại thiazid lâu.

Tăng Ca++ dạng ion vì acid huyết.

3.2 Triệu chứng

Suy nhược, chán năn, buồn nôn, nôn, đái nhiều, mơ màng, lú lẫn, tê bì, thay đổi nhân cách, hôn mê. Điện tim: ST và QT ngắn, PR dài.

3.3 Điều trị

Điều trị nguyên nhân: cận giáp trạng, chế độ ăn.

Khi calci máu > 7 mEq/L phải điều trị tích cực:

Uống hoặc tiêm tĩnh mạch thanh huyết mặn 0,45% hoặc 0,9%, có thể tới hàng lít/ ngày với điều kiện chức phận thận bình thường: thể tích máu tăng, pha loãng được Ca, thận tăng thải Na+ (giảm tái hấp thu), đồng thời tăng thải Ca. Có thể cho uống thêm 2 - 3 lít/ ngày.

"Lợi niệu quai" furosemid làm tăng thải Ca và dự phòng được thừa nước do dùng huyết thanh mặn: 40- 60 mg cách 6 h uống 1 lần. Không dùng lợi niệu loại thiazid vì giảm thải Ca.

Phosphat tiêm tĩnh mạch dùng chữa các cơn cấp tính. Tiêm tĩnh mạch Na phosphat hoặc K phosphat làm giảm nhanh ion Ca++ vì tạo Ca phosphat. Nhưng khi Ca phosphat > 75 mg/ dl thì gây lắng đọng Ca vào các mô.        

Không dùng quá 1,5g/ ngày và không quá 2 ngày.

Chế độ ăn ít Ca và dùng cortison: steroid tranh chấp với vitamin D ở receptor của ruột, làm giảm hấp thu Ca qua tiêu hóa và tăng thải qua thận.

Cần dùng liều cao: Prednison 1mg/ kg/ ngày. Tác d ụng hạ calci máu xuất hiện chậm, sau 1- 2 tuần dùng thuốc. Ngừng thuốc khi có dấu hiệu nhiễm độc.

Một số thuốc làm giảm tiêu xương:

Mithracin (Plicamycin) là kháng sinh gây độc tế bào, tác dụng ức chế trực tiếp các huỷ cốt bào (osteoclastes), làm giảm huy động Ca từ xương ra máu và giảm tái hấp thu Ca tại ống thận.

Chỉ dùng trong tăng Ca- máu do ung thư nặng đã kháng với các cách điều trị khác, vì mithracin có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là giảm tiểu cầu, bạch cầu, giảm prothrombin, gây chảy máu có thể dẫn đến chết.

Đựng trong lọ đông khô 2500 µg.

Truyền tĩnh mạch 25 µg/ kg/ ngày. Pha trong 500 mL huyết thanh ngọt đẳng trương. Cách 2-3 ngày, truyền lại tuỳ thuộc vào Ca - máu.

Các diphosphonat: là thuốc tổng hợp của các pyrophosphat vô cơ có tác dụng ức chế tiêu xương của các huỷ cốt bào. Thí dụ:

Didronel (etidronat disodic): chỉ định chính trong bệnh Paget hoặc các di căn ung thư vào xương, gây tiêu xương.

Dùng liều duy nhất, uống 2 giờ trước bữa ăn với liều 5 mg/ kg/ ngày, trong thời gian 6 tháng. Không dùng cho người suy thận. Dùng quá liều gây hạ Ca - máu (điều trị bằng calci- gluconat tiêm tĩnh mạch).

Viên 200 mg.

Calcitonin: là hormon của tế bào C tuyến giáp trạng, làm hạ calci máu do: . Ức chế huỷ cốt bào (ngược với PTH, kích thích) làm giảmtiêu xươ ng . Tăng thải Ca và P qua thận do ức chế tái hấp thu.

Các chế phẩm sản xuất từ động vật (Staporos, Calcitar từ lợn, Calsyn, Miacalcic từ cá hồi salmon) hoặc tổng ợp (Cibacalcin). Calcitonin của cá hồi mạnh hơn của người và lợn 10 - 40 lần và tác dụng lâu hơn 10 lần.

Liều lượng: 4 - 8 đơn vị quốc tế/ kg/ ngày chia làm 4 lần tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch. Tác dụng xuất hiện nhanh.

Trên đây là một số thông tin về Calcic mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. 

Ngày:03/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM