Chi tiết cách viết luận văn thạc sĩ luật kinh tế

Rất nhiều bạn tự hỏi khi bắt đầu viết đề cương cho bài luận văn thạc sĩ nên viết như thế nào? Bắt đầu từ đâu và trình bày ra sao? Hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây eLib xin chia sẻ đến các bạn chi tiết cách viết luận văn thạc sĩ luật kinh tế giúp các bạn tham khảo và dùng trong quá trình viết bài luận của mình.

Chi tiết cách viết luận văn thạc sĩ luật kinh tế

1. Luận văn thạc sĩ luật kinh tế

Luận văn thạc sĩ luật kinh tế là bài luận cuối khóa của học viên thạc sĩ theo học ngành luật kinh tế. Đòi hỏi phải có giá trị cao về mặt ý nghĩa giả thuyết khoa học và ý nghĩa thực tiễn giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.

2. Hình thức trình bày đề cương luận văn thạc sĩ luật kinh tế

Bên cạnh nội dung thì hình thức trình bày là một yếu tố mà người viết cần quan tâm khi làm đề cương luận văn thạc sĩ luật kinh tế. Việc trình bày chỉn chu sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp và đầu tư của bạn vào bài luận, gây được thiện cảm với hội đồng chấm thi. 

Đề cương luận văn thạc sĩ dù là lĩnh vực nào đều phải tuân thủ những quy tắc trình bày chung theo yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo. Thông thường, mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật phải được trình bày trên một mặt giấy, khổ A4. Trong đó, trang bìa của đề cương thạc sĩ cần ghi rõ những nội dung sau: 

- Đề cương luận văn thạc sĩ

- Tên đề tài

- Chuyên ngành: Luật Kinh tế 

- Mã số

- Họ và tên học viên

- Người hướng dẫn khoa học

- Tháng, năm (thời điểm nộp Đề cương Luận văn của Học viên)

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến việc trình bày nội dung của đề cương sao cho đúng chuẩn. Định dạng đề cương thạc sĩ chuẩn trong Word cụ thể như sau: 

- Font chữ: Times New Roman

- Cỡ chữ: 13 (mật độ chữ bình thường, không kéo dãn hay nén chữ)

- Dãn dòng: 1,5 lines

- Format lề: trên 3 cm, lề dưới 3 cm, lề phải 2 cm, lề trái 3,5 cm.

- Đánh số trang: ở giữa 

- Độ dài: đề cương tối thiểu 20 trang, tối đa không quá 30 trang (không kể tài liệu tham khảo).

- Mục lục: nêu đề mục và trang (sau trang bìa, trước nội dung của đề cương)

- Hình, bảng, biểu: cần đánh số theo mục,  phải trích dẫn nguồn rõ ràng sau mỗi hình, bảng, biểu.

- Nếu có bảng chữ cái viết tắt thì phải sắp xếp bảng theo trật tự ABC kèm theo giải thích nghĩa đối với những từ tiếng nước ngoài. 

3. Hướng dẫn viết đề cương luận văn thạc sĩ Luật kinh tế 

3.1 Phần mở đầu

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài: 

Ở phần này, trước tiên bạn cần được vấn đề nghiên cứu của bạn là gì, bối cảnh của đề tài đó ra sao, đề tài nghiên cứu này sẽ giải quyết được những vấn đề gì. Tính cấp thiết của vấn đề phải gắn với bối cảnh hiện tại, lưu ý không nên chọn những đề tài đã quá cũ, không còn tính thực tiễn và từ đó lý do chọn đề tài sẽ trở nên vô nghĩa và không thuyết phục. 

Một đề tài có thể giải quyết được một vấn đề còn tồn đọng nhưng cũng có thể giải quyết được nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc xem liệu vấn đề đó có thực sự quan trọng cần phải giải quyết hay không, có ảnh hưởng hay tác động thực sự đến một chủ thể, đối tượng cụ thể hay không. 

Mục đích nghiên cứu: 

Mục đích nghiên cứu là mục tiêu cuối cùng mà luận văn thạc sĩ của bạn hướng đến, cụ thể ở trong một lĩnh vực nào. Thông thường, mục đích nghiên cứu sẽ gắn với đề tài nghiên cứu mà bạn đã đặt ra trước đó. 

Mục tiêu nghiên cứu: 

Mục tiêu nghiên cứu nói một cách đơn giản là những đề mục mà bạn đặt ra để thực hiện nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài ở phần trước. Mục tiêu chính là những hành động cụ thể và rõ ràng. Mục tiêu đồng thời là công cụ đo lường và đánh giá kết quả thu được sau khi nghiên cứu hoàn thành. 

Câu hỏi nghiên cứu: 

Câu hỏi nghiên cứu được đề ra dựa trên cơ sở của mục tiêu nghiên cứu. Thông thường, mỗi mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp bạn đặt được một câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu cần khoanh vùng được những điểm sau đây: 

Nội dung cụ thể của cuộc khảo sát

Giới hạn, phạm vi khảo sát

Định hướng nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 

Đối tượng nghiên cứu là chính là chủ đề nghiên cứu. Cần phân biệt giữa đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu. Khách thể chính là những người tham gia vào các quá trình như khảo sát, thống kê, có vai trò tác động đến kết quả nghiên cứu. 

Phạm vi nghiên cứu bao gồm không gian, thời gian thu thập, thực hiện khảo sát, nghiên cứu. 

3.2 Cơ sở lý thuyết và lịch sử nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết: 

Ở phần này, bạn cần làm rõ toàn bộ định nghĩa, khái niệm, đặc điểm … liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu nhằm tạo cơ sở nền tảng kiến thức cho người đọc. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn những phần lý thuyết thực sự quan trọng, tránh cho quá nhiều kiến thức lan man, bên lề. 

Lịch sử nghiên cứu: 

Bằng cách khái quát lại những nghiên cứu đã thực hiện trước đó, bạn sẽ chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm để có thể rút ra được kinh nghiệm cho bài luận của mình. Đồng thời, đó cũng là cơ sở thể hiện sự mới mẻ, thức thời và cần thiết của luận văn mà bạn thực hiện. 

Lưu ý đối với phần này, bạn không nên dành quá nhiều dung lượng cho việc mô tả nghiên cứu mà nên tập trung vào việc chỉ ra những vấn đề nghiên cứu được thực hiện và những điều mà nghiên cứu đã làm được, những điểm cần nghiên cứu tiếp. 

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Ở phần này, người viết cần trình bày được quy trình nghiên cứu, cụ thể là những phương pháp nào sẽ được sử dụng, định lượng, định tính hay hỗn hợp? Song song với đó, bạn cũng cần nêu được lý do vì sao lựa chọn những phương pháp này để nghiên cứu, những ưu điểm của nó là gì, những vấn đề gì sẽ được giải quyết khi nghiên cứu bằng phương pháp đó. 

3.4. Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu có thể được trình bày dưới dạng bảng, biểu sao cho thể hiện được kết quả một cách dễ hiểu, người đọc dễ nắm bắt. Đồng thời, hãy là một người làm luận văn trung thực, tức là tôn trọng kết quả. Dù cho kết quả nghiên cứu mà bạn thu được không giống với định hướng dự đoán mà bạn đưa ra hay thậm chí là vấn đề nghiên cứu vẫn chưa thực sự được giải quyết thì bạn vẫn cần phải trình bày kết quả chính xác nhất. 

Đôi khi, những kết quả thu được dù không như mong đợi vẫn có thể là cơ sở để rút ra kinh nghiệm và bài học. Từ đó, người đọc vẫn sẽ có được những đánh giá khách quan nhất. Đây cũng là bước mở đường mở ra những nghiên cứu sau này nhằm giải quyết vấn đề triệt để hơn. 

3.5 Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo cũng là một phần không thể thiếu trong cấu trúc luận văn. Với phần này, bạn cần sắp xếp tài liệu theo quy tắc trình bày mà APA quy định. Cụ thể, sắp xếp tài liệu tiếng Việt đến tài liệu tiếng nước ngoài và cuối cùng là tài liệu Internet. Trong đó, tên tác giả cần được sắp xếp theo thứ tự ABC của bảng chữ cái theo tên tác giả, với các văn bản chính sách, luật… thì sắp xếp dựa trên chữ cái đầu của tên nội dung. 

Thứ tự ghi tài liệu tham khảo bao gồm Tên tác giả - Tên đề tài, tên sách - Năm xuất bản - Nhà xuất bản. Với tài liệu Internet thì cần phải có thời gian truy cập cuối cùng. 

4. Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật kinh tế

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Khái quát về bảo đảm tiền vay và tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay

1.1.1.2. Đặc điểm của bảo đảm tiền vay

1.1.1.3. Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.2. Tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.2. Khái quát về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.2.1.1. Khái niệm

1.2.1.2. Đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.2.2. Chủ Thể Và thẩm quyền tham gia xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.3. Khung pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.3.1. Các nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.3.2. Quy trình, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.3.3. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

KẾT LUẬN CHưƠNG 1

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

2.1.1. Thực trạng quy định về chủ thể và quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

2.1.1.1. Đối với biện pháp cầm cố tài sản

2.1.1.2. Đối với biện pháp thế chấp tài sản

2.1.1.3. Đối với biện pháp bảo lãnh

2.1.2. Thực trạng quy định về nguyên tắc, phương thức và thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

2.1.2.1. Các quy định về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

2.1.2.2. Các quy định về phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

2.1.2.3. Các quy định về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

2.1.3. Thực trạng quy định về hậu quả của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

2.1.4. Thực trạng quy định về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại

42.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

2.2.1. Các kết quả đạt được trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại

2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc và hạn chế, bất cập trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại

2.2.2.1. Vướng mắc trong việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý...15

2.2.2.2. Vướng mắc trong việc thực hiện phương thức xử lý tài sản đã thỏa thuận tại Hợp đồng

2.2.2.3. Các vướng mắc xử lý tài sản đối với khoản nợ đã bán cho VAMC

2.2.2.4. Các vướng mắc xử lý tài sản bảo đảm thông qua tố tụng, thi hành án

2.2.2.5. Các vướng mắc phát sinh về chính sách pháp luật khác có nguy cơ rủi ro cho các ngân hàng thương mại liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm

2.2.2.6. Các vướng mắc phát sinh khi thực hiện Nghị Quyết số 42/2017/QH14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

3.1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

3.2. Các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

3.2.1. Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có quản lý rủi ro của tài sản bảo đảm

3.2.2. Tăng cường vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.2.4. Các giải pháp khác

3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao công tác xử lý tài sản bảo đảm

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2. Những kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan

KẾT LUẬN

Ngày:20/01/2021 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM