Luận án TS: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động tại các doanh nghiệp sản xuất – Nghiên cứu ở khu vực Đông Nam Bộ - Việt Nam

Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động tại các doanh nghiệp sản xuất – Nghiên cứu ở khu vực Đông Nam Bộ - Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng SMA trong các DNSX và sự tác động của việc áp dụng SMA đến TQHĐ của DNSX.

Luận án TS: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động tại các doanh nghiệp sản xuất – Nghiên cứu ở khu vực Đông Nam Bộ - Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Việc nâng cao NLCT chỉ có thể xuất phát từ hai phía. Một là về phía nhà nước, mấu chốt quan trọng đầu tiên để DNSX Việt Nam có thể nâng cao năng lực, vị thế cạnh tranh đó chính là cải tiến chất lượng thể chế - chính sách, hoàn thiện môi trường kinh doanh để hỗ trợ các DN phát triển. Hai là bản thân các DNSX cần phải có những chiến lược phát triển cụ thể để thích ứng với với sự biến động của thị trường. Như vậy, điều tất yếu đòi hỏi các DNSX phải tổ chức quản trị chiến lược (QTCL) hiệu quả vì nó sẽ giúp tổ chức xác định được rõ hướng đi của mình trong tương lai; giúp các nhà quản trị thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của tổ chức; từ đó đưa ra được các quyết định đúng đắn, có CLKD tốt hơn; nâng cao TQHĐ của DN. Để thực hiện tốt công tác QTCL, cần phải có hệ thống thông tin (HTTT) để thu thập, xử lý và cung cấp kịp thời, đầy đủ và phù hợp từ bộ phận kế toán tài chính và KTQT, đặc biệt phải sử dụng các kỹ thuật KTQT hiện đại để thu thập các thông tin từ môi trường bên ngoài và có tính chất định hướng dài hạn phục vụ cho CLKD (Chenhall, 2005). Trên cơ sở đó cho thấy, việc áp dụng SMA vào DNSX Việt Nam là cần thiết, vì thực tế đã chứng minh sự thành công khi áp dụng SMA vào các DNSX như Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu khi triển khai chi phí mục tiêu – công cụ SMA (Ansari và cộng sự, 2007).

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định những nhân tố có tác động việc áp dụng SMA ở DNSX.

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng SMA trong các DNSX.

Kiểm định sự tác động của việc áp dụng SMA trong DNSX đến TQHĐ.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng SMA và và sự tác động đến TQHĐ của DN khi áp dụng SMA.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian nghiên cứu: Khảo sát các DNSX ở Việt Nam, cụ thể gồm 3 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Bình Dương, Đồng Nai.

- Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2015 đến 03/2019.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này thực hiện theo hướng hỗn hợp, trong đó kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính (PPNCĐT) và phương pháp nghiên cứu định lượng (PPNCĐL).

1.5 Đóng góp mới của luận án

- Góp phần làm rõ lý thuyết về SMA, và sự phụ thuộc của TQHĐ của DN vào việc áp dụng SMA trên cơ sở hệ thống hóa các nghiên cứu trên thế giới.

- Đóng góp lý thuyết về mô hình đo lường và kiểm định các nhân tố điều chỉnh việc ứng dụng SMA và tương quan của áp dụng SMA trong DNSX đến TQHĐ.

- Đóng góp lý thuyết và cung cấp kết quả nghiên cứu thực nghiệm sự thay đổi khả năng áp dụng SMA từ các nhân tố ảnh hưởng và sự biến động TQHĐ của các DNSX ở khu vực miền Đông Nam Bộ - Việt Nam khi tăng cường áp dụng SMA mà hiện nay chưa ai nghiên cứu.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước

Các nghiên cứu liên quan

Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài

Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Nhận xét

Xác định vấn đề nghiên cứu – Định hướng nghiên cứu

2.2  Cơ sở lý thuyết

 Cơ sở lý thuyết về SMA

Thành quả hoạt động

Lý thuyết nền

Khung lý thuyết của nghiên cứu

Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu dự kiến

2.3  Phương pháp nghiên cứu

Khái quát phương pháp và quy trình nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu định tính và xây dựng thang đo

Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng

2.4 Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Kết quả NCĐL chính thức

Bàn luận kết quả nghiên cứu

2.5 Kết luận và hàm ý

Kết luận

Hàm ý từ kết quả nghiên cứu

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

3. Kết luận

Nghiên cứu này đã có những đóng góp quan trọng trong việc bổ sung thêm kiến thức lý thuyết và các nghiên cứu về SMA, đây là một lĩnh vực không mới trên thế giới nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi và có nhiều quan điểm chưa thống nhất. Nghiên cứu được tiến hành để kiểm tra thực nghiệm ảnh hưởng của các biến thuộc lý thuyết dự phòng (mức độ cạnh tranh, quy mô công ty, trình độ công nghệ, xây dựng CLKD) và các biến thuộc lý thuyết đại diện (sự tham gia của kế toán vào quyết định chiến lược và sự phân cấp quản lý) đến các biến thuộc lý thuyết xử lý thông tin (áp dụng SMA, TQHĐ) trong các DNSX khu vực Đông Nam Bộ - Việt Nam và kiểm tra thực nghiệm ảnh hưởng của áp dụng SMA đến TQHĐ của DNSX dựa trên lý thuyết ứng xử thông tin bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa các biến mức độ cạnh tranh, quy mô công ty, trình độ công nghệ, xây dựng CLKD, sự tham gia của kế toán vào quyết định chiến lược đến áp dụng SMA và sự tác động cùng chiều giữa áp dụng SMA đến TQHĐ của DNSX, riêng sự phân cấp quản lý không ảnh hưởng đến việc áp dụng SMA. Đề tài này giúp nhà quản trị nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng SMA trong DNSX để gia tăng khả năng cạnh tranh từ đó nâng cao TQHĐ của DNSX và phát triển bền vững.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bùi Thị Thanh (2011). Ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC và chỉ số đo lường hiệu suất KPI vào đánh giá nhân viên. Tạp chí Kinh tế phát triển, 52, 59-65.

Đàm Phương Lan (2019). Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa. Luận án tiến sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nguyễn Thị Thanh Loan (2016). Kế toán quản trị chiến lược với hệ thống kiểm soát quản lý tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí khoa học công nghệ, số 34, 89-97.

Trần Ngọc Hùng (2016). Kế toán quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp Việt Nam: Hội nhập và thách thức TPP. International Journal of Scientific & Engineering Research, 7(10), 104-111.

Võ Văn Nhị, Phạm Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Hằng Nga, Bùi Thị Trúc Quy, Lê Anh Tuấn, Lê Quang Mẫn và Hồ Xuân Hữu, 2019. Kế toán quản trị áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam: NXB Tài chính.

4.2 Tiếng Anh

Abdel-Kader, M. & Luther, R. (2008). The impact of firm characteristics on management accounting practices: A UK-based empirical analysis. British Accounting Review, 40(1), 2-27.

Abolfazl A. Nejad Kalkhouran, Bahareh Hossein Nezhad Nedaei, Siti Zaleha Abdul Rasid, (2017). The indirect effect of strategic management accounting in the relationship between CEO characteristics and their networking activities, and company performance. Journal of Accounting & Organizational Change, 13(4), 471-491.

Bromwich, M. (1990). The case for strategic management accounting: the role of accounting information for strategy in competitive markets. Accounting, Organizations and Society, 15(1-2), 27-46.

Cadez, S., & Guilding, C. (2012). Strategy, strategic management accounting and performance: a configurational analysis. Industrial Management & Data Systems, 112(3), 484-501.

Emiaso, D., & Egbunike, A. P. (2018). Strategic management accounting practices and organizational performance of manufacturing firms in Nigeria. Journal of Accounting and Financial Management, 4(1), 10-18.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM