Luận án TS: Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán môi trường và tác động của nó đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu ảnh hưởng các nhân tố đến KTMT và tác động của KTMT đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam, từ đó đề xuất các kiến nghị thực hiện KTMT trong các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam.

Luận án TS: Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán môi trường và tác động của nó đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Từ những năm 1970 KTMT đã được biết đến và sự phát triển của KTMT trong thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 có thể được phân ra nhiều giai đoạn (Ienciu A., 2009). Tại VN, KTMT là một khái niệm còn khá mới, cuối năm 2003 KTMT lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam đó là dự án "KTQTMT cho các DN vừa và nhỏ khu vực Đông Nam Á”, đây là dự án được tài trợ bởi Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Cộng Hòa Liên Bang Đức. Tuy nhiên KTMT ngày càng được quan tâm, tại VN ngày càng có nhiều tác giả NC về KTMT từ việc định hướng áp dụng cho đến việc thực hiện, vận dụng KTMT vào ngành nghề, DN cụ thể,... và các tác giả khi tiến hành NC thường tách riêng KTTCMT và KTQTMT. Dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm của tác giả thì chưa có NC kết hợp cả hai PPNC đó là PPNC định tính và PPNC định lượng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến KTMT tác động đến KQHĐ của các DN tại VN.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các nhân tố tác động đến KTMT trong các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam.

Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến KTMT trong các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam.

Đánh giá mức độ tác động của KTMT đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: KTMT trong các doanh nghiệp ngành dệt may, cũng như các nhân tố tác động đến KTMT trong doanh nghiệp ngành dệt may.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Nghiên cứu KTMT (KTMT và KTQTMT) cho các doanh nghiệp ngành dệt may đang hoạt động tại Việt Nam

- Về thời gian: thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp từ năm 2019 về trước.

- Về nội dung:

+ KTMT trong luận án này được hiểu là bao gồm KTTCMT và KTQTMT

+ Nghiên cứu kết quả hoạt động của doanh nghiệp giới hạn trong lợi ích tài chính, phi tài chính.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

1.5 Đóng góp của luận án

Hiện nay, tại Việt Nam thì KTMT là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới, đặc biệt là trong ngành dệt may (NDM) tại Việt Nam hầu như chưa có các nghiên cứu về KTMT, do đó nghiên cứu này góp phần thúc đẩy tổ chức thực hiện KTMT trong các DNNDM nói riêng và DN tại Việt Nam nói chung. Nghiên cứu này cũng góp phần nâng cao nhận thức của nhà quản trị tại các DNNDM nói riêng và DN tại Việt Nam nói chung có trách nhiệm hơn với MT khi tiến hành SXKD, PTBV. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có các qui định cụ thể về KTMT thì nghiên cứu này cũng góp phần hỗ trợ kế toán có căn cứ tổ chức ghi nhận và CBTT KTMT, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức nghề nghiệp trong việc đưa ra các chính sách, hướng dẫn về KTMT.

 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới

Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Nhận xét

Khoảng trống nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu

2.2 Cơ sở lý thuyết

Tổng quan về KTMT

Mối quan hệ giữa KTMT và KQHĐ của doanh nghiệp

Các lý thuyết nền

Các nhân tố tác động đến KTMT

Phát triển giả thuyết nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Thang đo đề xuất

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định lượng

2.4 Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Tổng quan ngành dệt may Việt Nam

Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu định lượng

Bàn luận

2.5 Kết luận và một số hàm ý

Kết luận

Một số hàm ý rút ra từ nghiên cứu

Đóng góp khoa học của luận án

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu của tác giả đã có một số đóng góp về mặt lý thuyết cùng như thực tiễn. Về lý thuyết: tác giả đã tìm ra một số nhân tốc tác động đến KTMT trong doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam và kiểm định được mối quan hệ giữa KTMT và KQHD của các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam. Về thực tiễn, tác giả đã có những kiến nghị để giúp cho thực hiện KTMT trong các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam một cách hiệu quả hơn.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ Tài chính, 2014. Thông tư 200/2014/TT-BTC. Hà Nội: NXB Tài chính.

Bùi Quang Tuấn & Hà Huy Ngọc, 2017. Chính sách quốc gia về tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (số 10 - 2017), [online] Available at: [Accessed 10 Jan 2018]

Bùi Thị Thu Thủy, 2010. Nghiên cứu mô hình quản lý và hạch toán CPMT trong DN khai thác than VN. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đặng Ngọc Hùng, 2017. Các nhân tố ảnh hương đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong các DN Việt Nam thông qua mô hình SEM. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, tập 33, số 4 (2017), 55-63.

Hà Xuân Thạch, 2014. Định hướng phát triển kế toán quản lý môi trường trong hệ thống kế toán VN, Kỷ yếu hội thảo Kế toán, kiểm toán trong tiến trình cải cách và hội nhập. 08-09-2014. Trường Đại học Đà Nẵng.

4.2 Tiếng Anh

Al-Tuwaijri, Sulaiman A.; Christensen, Theodore E. & Hushes II, K. E, 2004. The relations amons environmental disclosure, environmental performance, and economic performance: a simultaneous equations approach. Accounting, Organization and Society. V. 29. p. 447-471.

Altohami Otman Alkisher, 2013. Factors influencing environmental management accounting adoption in oil and manufacturing firms in Libya. A thesis for the desrec of Doctor of Philosophy. Universiti Utara Malaysia. December 2013.

Angshuman Dutta, 2014. An Overview of Impacting Factors on Environment Cost in the Area of Environment Accounting. The International Journal Of Business & Management, December, 2014, Vol 2 Issue 12, 66-72.

Aries Widiarto Sutantoputra ct al, 2009. The Relationship between Environmental Performance and Environmental Disclosure: Empirical Evidence from Australia. Australasian Journal of Environmental Management, Volume 19, 2012 - Issue 1, p.51-95.

Ashraf Bataineh, Huthaifa Karasneh, Essam Al- Omari & Osama Hayajnch, 2019. The Extent of Jordanian pharmaceutical Companies Commitment to Implement Environmental Accountins Disclosure Requirements. International Journal of Business and Management Invention (IJBMI), Volume 8 Issue 09, September 2019, pp 88-95.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM