Các kim loại nặng kháng khuẩn

Mọi kim loại nặng đều có tác dụng diệt khuẩn, thường dùng là Hg, Ag, làm kết tủa protein, và ức chế các enzym, các vi khuẩn bị ức chế, có thể hoạt động trở lại khi tiếp xúc với các phức hợp. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về các kim loại nặng kháng khuẩn qua bài viết dưới đây nhé.

Mục lục nội dung

Các kim loại nặng kháng khuẩn

1. Thuỷ ngân

Tác dụng và cơ chế: ion Hg++ làm kết tủa protein và ức chế các enzym mang gốc SH. Vì vậy các vi khuẩn bị ức chế bởi Hg, có thể hoạt động trở lại khi tiếp xúc với các phức hợp có nhóm SH. Thuỷ ngân hữu cơ có tác dụng kìm khuẩn và yếu hơn cồn, kém độc hơn Hg vô cơ.

Chế phẩm: Thuốc đỏ (mercurochrom) dung dịch 2%, chỉ dùng bôi ngoài da.

Không nên bôi diện rộng ở vùng đã mất da.

Không được uống, có thể gây độc cho ống thận. Dùng thận trọng ở trẻ sơ sinh.

2. Bạc

Tác dụng và cơ chế: Bạc ion kết tủa protein và ngăn cản các hoạt động chuyển hóa cơ bản của tế bào vi khuẩn. Các dung dịch muối bạc vô cơ có tác dụng sát khuẩn.

Các chế phẩm:

Bạc nitrat dung dịch 1% dùng nhỏ mắt cho trẻ mới đẻ, chống được bệnh lậu cầu gây viêm mắt. Hiện đang thay thế bằng pomat kháng sinh.

Bạc - Sulfadiazin 1% dưới dạng kem bôi chữa bỏng, làm giải phóng từ từ cả bạc và sulfadiazin, có tác dụng diệt khuẩn tốt và làm giảm đau. Bôi diện rộng và kéo dài, đôi khi có thể gây giảm bạch cầu.

Các chế phẩm bạc dưới dạng keo (collargol, protargol, arg yrol) có tác dụng kìm khuẩn tốt, ít gây thương tổn cho mô. Chế phẩm chứa 20% bạc dùng sát khuẩn niêm mạc. Thuốc bị huỷ bởi ánh sáng nên phải để trong lọ mầu.

Mọi chế phẩm bạc dùng lâu gây chứng nhiễm bạc (argyrism).

Trên đây là một số thông tin về các kim loại nặng kháng khuẩn mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. 

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM