Cà vú dê - Tác dụng như chất gây mê
Cà vú dê là cây nhỏ, cứng cao tới 1,5m, có lông dày và gai, mọc hoang dại ở một số nơi như Lạng Sơn, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Tháp, được dùng trị bệnh tràng nhạc, đau vùng tâm vị. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục nội dung
Cà vú dê - Solanum mammosum L., thuộc họ Cà - Solanaceae.
1. Mô tả
Cây nhỏ, cứng cao tới 1,5m, có lông dày và gai. Lá có phiến to, dài 10 - 15cm, có gai đứng dẹp cao đến 2,5cm ở gân và lông dày; cuống dài. Tán hoa ngoài nách lá, mang 3 - 4 hoa; hoa màu vàng lam hay tím; đài có lông; cánh hoa hẹp; nhị vàng. Quả vàng, bóng, dài 5 - 8cm, phình rộng ở gốc và có nhiều u lồi ở gần cuống; hạt rộng 5 - 7mm, màu nâu đậm.
Ra hoa quả quanh năm, chủ yếu vào mùa thu, mùa đông.
2. Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Solani Mammosi.
3. Nơi sống và thu hái
Gốc ở Trung Mỹ (Virginia) được nhập trồng làm cảnh, nay có khi gặp mọc hoang dại ở một số nơi như Lạng Sơn, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Tháp. Có thể thu hái toàn cây quanh năm.
4. Tính vị, tác dụng
Cây có độc. Với liều rất thấp, nó có tác dụng như một chất gây mê.
5. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Hải Nam, cả cây dùng trị bệnh tràng nhạc. Ở Saint - Dominica, người ta dùng dạng cao để trị bệnh đau vùng tâm vị.
Trên đây là một số thông tin về cây Cà vú dê mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.