Cà chắc - Làm ngừng sinh sản trên động vật

Cà chắc là cây gỗ lớn thuộc họ Dầu, thường gặp trong các rừng thưa ở Kontum, Đắc Lắc, Sông Bé, Đồng Nai, Bình Thuận. Cây có nhựa màu trắng, dễ đông đặc, dùng nhựa cho lợn nái ăn để ngừng sinh sản. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.

Cà chắc - Làm ngừng sinh sản trên động vật

Cà chắc, Cà chít - Shorea obtusa Wall ex Blume, thuộc họ Dầu - Dipterocarpaceae.

1. Mô tả

Cây gỗ lớn, cao tới 30m hay hơn, vỏ đo đỏ, nhựa vàng màu nâu. Lá có phiến hình bầu dục hay mác thuôn, dài 7 - 11,5cm, mặt dưới có ít lông hay không; cuống lá dài 10 - 20mm; lá kèm có lông, dài 5 - 6mm, mau rụng, chuỳ hoa 6 - 12cm; hoa nhỏ; cánh hoa dài 9 - 12mm, màu vàng vàng; nhị 25 - 30 xếp thành 3 vòng, bầu hình trái xoan thuôn. Quả cao 18mm, có 3 cánh to, dài 4 - 5cm, có lông.

Mùa hoa tháng 1 - 2, quả tháng  4 - 6.

2. Bộ phận dùng

Nhựa cây - Resina Shoreae Obtusae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma. Ở nước ta, thường gặp trong các rừng thưa ở Kontum, Đắc Lắc, Sông Bé, Đồng Nai, Bình Thuận, có khi mọc thành những tuần hệ thuần loại.

4. Thành phần hóa học

Có nhựa màu trắng vàng, dễ đông đặc.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Campuchia, người ta dùng nhựa cây cho lợn nái ăn để làm ngừng sinh sản.

Trên đây là một số thông tin về cây Cà chắc mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM