Bứa mọi - Trị tiêu chảy
Bứa mọi là cây gỗ cao 6-10m, ra hoa tháng 2 - 3, có quả tháng 3, mọc hoang trong rừng ở độ cao thấp từ Khánh Hoá tới Đồng Nai, Tây Ninh; được phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị tiêu chảy. Để biết được chi tiết về công dụng của cây Bứa mọi mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Bứa mọi - Garcinia harmandii Pierre, thuộc họ Bứa - Clusiaceae.
1. Mô tả
Cây gỗ cao 6 - 10m, phân nhánh nhiều từ gốc, có vỏ vàng vàng. Lá thuôn, hình trứng ngược hay hình ngọn giáo ngắn, có góc ở gốc, có mũi nhọn ở đầu, nguyên đai, dài 4 - 10 cm, rộng 15 - 30mm; cuống ngắn. Hoa vàng vàng, hầu như không cuống; hoa đực xếp thành nhóm 3 - 6; hoa cái đơn độc. Quả có đường kính 10 - 20mm, màu tía, hơi dẹp giữa các hạt; hạt 2, có phôi to màu lục.
Ra hoa tháng 2 - 3, có quả tháng 3.
2. Bộ phận dùng
Vỏ - Cortex Garciniae.
3. Nơi sống và thu hái
Loài đặc hữu và phổ biến ở Nam Việt Nam, Campuchia và Nam Lào. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng ở độ cao thấp từ Khánh Hoá tới Đồng Nai, Tây Ninh.
4. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả có nạc ngon, mùi thơm, vị ngọt, dùng ăn được. Vỏ chát được nhân dân Campuchia dùng ăn với trầu. Người ta phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị ỉa chảy.
5. Ghi chú
Còn có loài Bứa Lanessan - Garcinia lanessanii Pierre mọc ở rừng Tây Ninh, có vỏ dùng để nhuộm; ở Campuchia, cây này có nhiều Công dụng, chỉ định và phối hợp.
Trên đây là một số thông tin về cây Bứa mọi mà eLib.VN đã tổng hợp. Bài viết của eLib.VN chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y.