Bời lời đắng - Tác dụng đắp lên vết đau

Bời lời đắng là cây như thế nào, mọc ở đâu, bộ phận nào dùng để làm thuốc, tác dụng chữa bệnh như thế nào? Cùng eLib.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về vị thuốc này nhé!

Bời lời đắng - Tác dụng đắp lên vết đau

Bời lời đắng, Mò lông, Nhan sang - Litsea umbellata (Luor.) Merr, (L. amara Blume), thuộc họ Long não - Lauraceae.

1. Mô tả

Cây gỗ nhỏ có các nhánh thường có lông màu hung. Lá mọc so le, hình bầu dục, thuôn hay trái xoan, thon hẹp hay tròn ở gốc, nhọn ở đầu, bóng và nhẵn ở mặt trên, trừ trên gân giữa, màu tối hay có lông nâu ở dưới; gân bên 8 - 16 đôi, lõm ở trên, lồi ở dưới; cuống lá khá to, có lông, dài 8 - 10mm. Hoa xếp 5 - 6 cái thành tán tụ họp ở nách lá, có cuống chung ngắn, có lông ngắn màu hung. Quả hình cầu, đường kính 5 - 6 mm, có cuống nhỏ, hơi phồng lên ở phía dưới quả.

Hoa tháng 2 - 1.

2. Bộ phận dùng

Lá - Folium Litseae Umbellatae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Trung Quốc, Mianma, Campuchia, Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Cây khá phổ biến ở nước ta, trong các savan cây bụi, trong rừng thưa và rừng rậm tới độ cao 1200m ở nhiều nơi: Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tây, Ninh Bình, Gia Lai, Kontum, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.

4. Thành phần hoá học

Rễ chứa một alcaloid. Lá và cành non chứa một chất nhầy.

5. Công dụng

Ở Malaixia, lá cây luộc lên có thể dùng để đắp lên những vết đau, và mụn nhọt như một thứ cao dán.

Ở Campuchia, người ta cũng dùng lá làm thuốc đắp ngoài trị đinh nhọt.

Với một số thông tin về vị thuốc bời lời đắng mà eLib.VN đã tổng hợp trên đây, hy vọng bài thuốc sẽ hữu ích đến bạn. Ngoài ra, để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, nên tham khảo và thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn của lương y.

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM