Thuốc Bidiferon - Điều trị các bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Thuốc Bidiferon dùng để phòng và điều trị các bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở một số đối tượng như: sau khi cắt dạ dày, phụ nữ mang thai...Để biết thuốc có công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng như thế nào mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
Tên hoạt chất: sắt (II) sulfat, axit folic
Phân nhóm: Vitamin và khoáng chất (trước & sau sinh)/Thuốc trị thiếu máu
Tên biệt dược: Bidiferon
1. Tác dụng của thuốc Bidiferon
Tác dụng của thuốc Bidiferon là gì?
Thuốc Bidiferon chứa các hoạt chất với tác dụng:
Sắt: cần thiết cho quá trình tạo hemoglobin, myoglobin, cytochrom C. Axit folic là yếu tố không thể thiếu cho quá trình tạo thành hồng cầu bình thường. Axit folic: hạn chế sự rối loạn tiêu hóa thường có liên quan với hầu hết các chế phẩm sắt uống và đề phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folat. Phối hợp axit folic và sắt có tác dụng tốt với thiếu máu khi mang thai hơn là khi dùng một chất đơn lẻ.
Bidiferon được dùng để phòng và điều trị các bệnh thiếu máu do thiếu sắt: sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và mang thai.
2. Liều dùng thuốc Bidiferon
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc Bidiferon cho người lớn như thế nào?
Uống 1 viên/ngày, tương ứng 50mg sắt nguyên tố.
Liều dùng thuốc Bidiferon cho trẻ em như thế nào?
Không dùng thuốc Bidiferon cho trẻ dưới 12 tuổi.
3. Cách dùng thuốc Bidiferon
Bạn nên dùng thuốc Bidiferon như thế nào?
Thuốc Bidiferon chủ yếu được uống trước bữa ăn nhưng tùy thuộc vào khả năng gây kích ứng dạ dày mà có thể uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.
Bạn nên uống với nửa cốc nước và không được nhai, bẻ hay nghiền viên thuốc.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Khi quá liều, bạn nên được chữa trị càng sớm càng tốt bằng cách tẩy rửa dạ dày với sữa hoặc dung dịch natri bicarbonat 1%. Sau khi rửa dạ dày, bơm dung dịch deferoxamin (5–10g deferoxamin trong 50–100ml nước) vào dạ dày qua ống thông.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
4. Tác dụng phụ của thuốc Bidiferon
Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Bidiferon?
Một số phản ứng phụ ở đường tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, phân đen.
Trong rất ít trường hợp, người dùng thuốc Bidiferon có thể nổi ban da.
Axit folic ở liều khuyến cáo thường không gây ra tác dụng phụ đáng kể.
Khi dùng thuốc quá liều, những trường hợp dùng quá liều muối sắt đã được ghi nhận, đặc biệt ở trẻ em, gây ra những triệu chứng như:
Kích thích và hoại tử dạ dày, ruột Buồn nôn, nôn, tình trạng sốc Sốt cao, giảm glucose huyết, nhiễm độc gan, suy thận Cơn co giật và hôn mê Dễ có nguy cơ thủng ruột nếu uống liều cao.
Liều độc: dưới 30mg ion sắt (II)/kg có thể gây ngộ độc ở mức độ trung bình và trên 60mg ion sắt (II)/kg gây ngộ độc nghiêm trọng.
Liều gây chết thấp nhất có thể từ 80–250mg ion sắt (II)/kg.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng/Cảnh báo khi dùng thuốc Bidiferon
Trước khi dùng thuốc Bidiferon, bạn cần lưu ý điều gì?
Sử dụng thận trọng ở người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn.
Thuốc Bidiferon chống chỉ định cho những đối tượng sau:
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Cơ thể thừa sắt: bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosi–derin, bệnh thiếu máu tan huyết Hẹp thực quản túi cùng đường tiêu hóa Bệnh nhân thiếu máu ác tính Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi và người cao tuổi.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Bidiferon trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)
Thuốc Bidiferon dùng được cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú để đề phòng thiếu sắt và axit folic.
Thuốc Bidiferon cũng không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
6. Tương tác thuốc với Bidiferon
Thuốc Bidiferon có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc Bidiferon có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Một số thuốc có thể gây tương tác thuốc với Bidiferon gồm:
Ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin không nên dùng chung với Bidiferon Các thuốc kháng axit như calci carbonat, natri carbonat, magnesi trisilicat hoặc nước chè có thể làm giảm sự hấp thu sắt Các kháng sinh nhóm tetracyclin dùng chung với sắt sẽ làm giảm hấp thu của cả hai thuốc do tạo phản ứng chelat hóa Sắt có thể làm giảm hấp thu penicilamin, carbidopa/levodopa, methyldopa, các quinolon, các hormone tuyến giáp và muối kẽm.
Thuốc Bidiferon có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định, chẳng hạn như khi dùng thuốc Bidiferon với nước chè sẽ làm giảm sự hấp thu sắt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Bidiferon?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
7. Bảo quản thuốc Bidiferon
Bạn nên bảo quản thuốc Bidiferon như thế nào?
Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng.
8. Dạng bào chế của thuốc Bidiferon
Thuốc Bidiferon có dạng và hàm lượng như thế nào?
Thuốc Bidiferon có dạng viên nén bào phim, thành phần trong mỗi viên nén như sau:
Sắt (II) sulfat khô……160,2mg (tương đương 50mg Fe) Axit folic………………….350mg
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Bidiferon mà eLib.VN đã tổng hơp được. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc. Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn nhất.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Bisoprolol - Điều trị cao huyết áp
- doc Thuốc Bisacodyl - Điều trị táo bón
- doc Thuốc Bifonazole - Điều trị nhiễm trùng da
- doc Thuốc Biacefpo 100 - Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Biafine® - Điều trị bỏng, loét ngoài da
- doc Thuốc Bicalutamide - Điều trị ung thư
- doc Bicimax® - Bổ sung vitamin, canxi, magie
- doc Thuốc Bidacin® - Điều trị triệu chứng của các bệnh viêm xương khớp
- doc Thuốc Bifehema® - Điều trị các triệu chứng do thiếu máu thiếu sắt
- doc Thuốc Bifemelane - Điều trị rối loạn mạch máu não
- doc Thuốc Biguanide - Điều trị tiểu đường tuýp 2
- doc Thuốc Bilaxten® - Điều trị triệu chứng dị ứng viêm giác mạc
- doc Thuốc Bimatoprost - Điều trị áp suất cao bên trong mắt
- doc Thuốc Bineurox - Điều trị đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên.
- doc Bio – clean® - Điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi, khó tiêu
- doc Thuốc Bio-acimin - Cải thiện rối loạn tiêu hóa, táo bón
- doc Thuốc Biocalyptol® - Điều trị sổ mũi, hắt hơi, ngứa và chảy nước mắt, cảm
- doc Thuốc Biodermine® - Điều trị ho
- doc Thuốc Bioflora 200mg - Điều trị tiêu chảy cấp
- doc Thuốc Bioflora® - Điều trị tiêu chảy
- doc Thuốc Biofreeze® Gel - Tác dụng giảm đau
- doc Thuốc Biolac - Điều trị tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa
- doc Thuốc Biolactyl® - Điều trị tiêu chảy
- doc Thuốc BioPatch® - Giảm nguy cơ nhiễm trùng
- doc Thuốc Biosubtyl-II - Điều trị tiêu chảy, viêm ruột cấp, rối loạn tiêu hóa
- doc Thuốc Biotone® - Điều trị hỗ trợ suy nhược thần kinh
- doc Thuốc Biseko® - Điều trị nhiễm trùng máu
- doc Thuốc Bismuth subcitrate - Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, nhiễm H.pylori
- doc Thuốc Bismuth subnitrate - Điều trị co thắt dạ dày
- doc Thuốc Bismuth subsalicylate - Điều trị tình trạng khó chịu ở dạ dày
- doc Thuốc Bisolvon® - Điều trị ho
- doc Thuốc Bitrepso - Giảm viêm và phù mô mềm
- doc Thuốc Biviantac - Điều trị khó tiêu, nóng vùng thượng vị, chướng bụng
- doc Thuốc Bivinadol - Điều trị đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau thần kinh