Bệnh tự miễn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh tự miễn là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công nhầm lẫn cơ thể. Các phương pháp điều trị không thể chữa khỏi bệnh nhưng có thể kiểm soát được chúng. Vậy triệu chứng của bệnh tự miễn là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Cùng tìm hiểu với eLib qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Bệnh tự miễn là một tình trạng trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm lẫn cơ thể. Hệ thống miễn dịch thường bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng như vi khuẩn và virus. Khi nó phát hiện ra những kẻ xâm lược từ bên ngoài, nó sẽ gửi một “đội quân chiến đấu” để tấn công chúng.
Thông thường, hệ thống miễn dịch có thể phân biệt sự khác nhau giữa các tế bào lạ và các tế bào trong cơ thể. Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch coi một phần cơ thể – như khớp hoặc da – là ngoại lai. Nó giải phóng các protein được gọi là tự kháng thể tấn công các tế bào khỏe mạnh.
Một số bệnh chỉ nhắm vào một cơ quan. Bệnh tiểu đường tuýp 1 làm tổn thương tuyến tụy. Các bệnh khác, như lupus, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Các bệnh tự miễn thường gặp như:
-
Viêm khớp dạng thấp. Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể gắn kết với lớp niêm mạc của khớp. Các tế bào của hệ thống miễn dịch sau đó tấn công các khớp, gây viêm, sưng và đau. Nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp dần dần gây ra các tổn thương khớp vĩnh viễn. Điều trị viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm các loại thuốc uống hoặc tiêm khác nhau, giúp giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch.
- Lupus ban đỏ hệ thống (lupus). Người bị lupus phát triển các kháng thể tự miễn dịch có thể gắn vào các mô khắp cơ thể. Các khớp, phổi, tế bào máu, dây thần kinh và thận thường bị ảnh hưởng do lupus. Phương pháp điều trị là uống prednisone mỗi ngày, một loại steroid làm giảm chức năng hệ miễn dịch. Bệnh viêm ruột (IBD). Hệ thống miễn dịch tấn công niêm mạc ruột, gây ra các đợt tiêu chảy, chảy máu trực tràng, đi tiêu cấp tính, đau bụng, sốt và giảm cân. Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là hai dạng chính của viêm ruột. Các loại thuốc ức chế miễn dịch dạng uống và tiêm có thể điều trị bệnh. Đa xơ cứng (MS). Hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào thần kinh, gây ra các triệu chứng có thể gồm đau, mù, yếu, phối hợp kém và co thắt cơ. Nhiều loại thuốc ức chế hệ miễn dịch có thể được sử dụng để điều trị bệnh đa xơ cứng. Đái tháo đường tuýp 1. Kháng thể của hệ thống miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở những người trẻ tuổi cần tiêm insulin để sống sót.
Mức độ phổ biến của bệnh tự miễn
Phụ nữ mắc các bệnh tự miễn với tỷ lệ cao hơn gấp 2 lần so với nam giới: 6,4% nữ giới so với 2,7% nam giới. Bệnh thường bắt đầu trong những năm sinh đẻ của phụ nữ (tuổi từ 14 đến 44).
Một vài bệnh tự miễn phổ biến hơn ở một số nhóm chủng tộc. Ví dụ như lupus ảnh hưởng nhiều người Mỹ gốc Phi và người gốc Tây Ban Nha hơn người da trắng.
Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp của các bệnh tự miễn là:
-
Mệt mỏi
-
Cơ đau nhức
-
Sưng và tấy đỏ
-
Sốt nhẹ
-
Khó tập trung
-
Tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân
-
Rụng tóc
-
Phát ban trên da
Mỗi loại bệnh cũng có thể có những triệu chứng riêng. Ví dụ như bệnh tiểu đường tuýp 1 gây khát, sụt cân và mệt mỏi cực độ. Viêm ruột gây đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
Với các bệnh tự miễn như bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp dạng thấp, các triệu chứng có thể tự khỏi. Các giai đoạn xuất hiện triệu chứng được gọi là giai đoạn bùng phát. Thời gian khi các triệu chứng biến mất được gọi là giai đoạn thuyên giảm.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân
Các bác sĩ chưa biết nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn. Tuy nhiên, một số người có nhiều khả năng mắc bệnh tự miễn cao hơn những người khác.
Một số bệnh tự miễn, như bệnh đa xơ cứng và lupus, di truyền trong gia đình. Không phải mọi thành viên trong gia đình đều nhất thiết có cùng một loại bệnh, nhưng họ thừa hưởng tính nhạy cảm với tình trạng tự miễn dịch.
Bởi vì tỷ lệ mắc các bệnh tự miễn dịch đang gia tăng, các nhà nghiên cứu nghi ngờ các yếu tố môi trường, như nhiễm trùng và phơi nhiễm với các hóa chất hoặc dung môi, cũng có thể liên quan.
Chế độ ăn kiểu “phương Tây” là một yếu tố nguy cơ khác. Các loại thực phẩm giàu chất béo, đường và được chế biến sẵn có liên quan đến tình trạng viêm, có thể gây ra các phản ứng tự miễn dịch. Tuy nhiên, điều này chưa được chứng minh.
Một lý thuyết khác được gọi là giả thuyết vệ sinh. Do vaccine và thuốc sát trùng, ngày nay trẻ em không tiếp xúc với nhiều mầm bệnh như trước đây. Việc thiếu tiếp xúc có thể làm cho hệ miễn dịch trở nên phản ứng quá mức với các chất vô hại.
4. Nguy cơ mắc phải
Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam
Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tự miễn như:
-
Giới tính nữ
-
Người trẻ tuổi và tuổi trung niên
-
Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ da đỏ hoặc người Mỹ La tinh
-
Lịch sử gia đình có các rối loạn tự miễn
-
Tiếp xúc với các tác nhân môi trường
-
Nhiễm trùng trước đây
5. Chẩn đoán & điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tự miễn?
Không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể chẩn đoán hầu hết các bệnh tự miễn. Bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng các xét nghiệm và đánh giá các triệu chứng để chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA) thường là xét nghiệm đầu tiên mà bác sĩ sử dụng khi các triệu chứng có liên quan đến bệnh tự miễn. Nếu xét nghiệm dương tính có nghĩa bạn có thể mắc một trong những căn bệnh này, nhưng nó sẽ không xác nhận chính xác loại bệnh nào.
Các xét nghiệm khác giúp tìm các kháng thể đặc hiệu được tạo ra trong một số bệnh tự miễn. Bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng viêm do các bệnh này gây ra trong cơ thể.
Bệnh tự miễn có chữa được không?
Các phương pháp điều trị không thể chữa khỏi bệnh tự miễn, nhưng chúng có thể kiểm soát các phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức và làm giảm viêm. Các thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh này bao gồm:
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen (Motrin, Advil) và naproxen (Naprosyn) ;
- Các thuốc ức chế miễn dịch.
Điều trị cũng có thể giảm các triệu chứng như đau, sưng, mệt mỏi và phát ban da.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với các bệnh tự miễn:
-
Có một chế độ ăn uống cân bằng
-
Tập thể dục thường xuyên
Hy vọng với những thông tin trên đây về bệnh tự miễn sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh.