Bệnh bàn chân phẳng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bàn chân phẳng là khi vòm ở lòng bàn chân phẳng, cho phép toàn bộ lòng bàn chân chạm vào sàn nhà khi đứng lên. Hầu hết mọi người không có dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến bàn chân phẳng. Vậy bệnh lý này có cần chữa hay không? Có nguy hiểm gì cho người bệnh? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết này với eLib nhé.

Bệnh bàn chân phẳng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bàn chân phẳng là khi vòm ở lòng bàn chân phẳng, cho phép toàn bộ lòng bàn chân chạm vào sàn nhà khi đứng lên.

Mức độ phổ biến của bàn chân phẳng

Tình trạng này khá phổ biến. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Hầu hết mọi người không có dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến bàn chân phẳng. Nhưng một số người có bàn chân phẳng bị đau chân, đặc biệt là gót chân hay khu vực vòm. Cơn đau có thể tăng lên khi hoạt động. Sưng dọc theo bên trong mắt cá chân cũng có thể xảy ra.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Bàn chân đau, ngay cả khi mang ủng hay giày vừa vặn.

  • Dép bị mòn rất nhanh.

  • Lòng bàn chân phẳng.

  • Bàn chân yếu, tê hoặc co cứng.

3. Nguyên nhân

Lòng bàn chân phẳng là điều bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi do vòm bàn chân chưa phát triển hết. Đối với hầu hết mọi người, vòm bàn chân phát triển suốt thời thơ ấu, nhưng một số người không bao giờ phát triển vòm này. Đây là một biến thể bình thường của các loại bàn chân. Những người không có vòm bàn chân có thể hoặc không có vấn đề gì.

Một số trẻ có bàn chân phẳng linh hoạt, trong đó vòm có thể nhìn thấy khi trẻ ngồi hoặc đứng trên đầu ngón chân, nhưng biến mất khi trẻ đứng. Hầu hết trẻ em có bàn chân phẳng linh hoạt mà không có vấn đề gì.

Vòm bàn chân cũng có thể thấp dần theo thời gian. Theo thời gian, gân chạy dọc theo bên trong mắt cá chân giúp hỗ trợ vòm bàn chân sẽ bị hao mòn.

4. Nguy cơ mắc phải

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc bàn chân phẳng như:

  • Béo phì

  • Tổn thương bàn chân hoặc mắt cá chân

  • Viêm khớp dạng thấp

  • Lão hóa

  • Bệnh tiểu đường

5. Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Để xem hoạt động của bàn chân, bác sĩ sẽ quan sát hai bàn chân từ phía trước, phía sau và yêu cầu bạn đứng trên ngón chân. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra giày bạn đi.

Chẩn đoán hình ảnh

Nếu chân bị đau nhiều, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang. Chụp X-quang đơn giản sử dụng một lượng nhỏ phóng xạ tạo ra hình ảnh của xương và khớp ở bàn chân. Cách này đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện viêm khớp.

  • Chụp CT. Kiểm tra này dùng X-quang để kiểm tra các góc độ khác nhau và cung cấp nhiều chi tiết hơn so với chụp X-quang thông thường.

  • Siêu âm. Nếu bác sĩ nghi ngờ gân bị thương, họ có thể yêu cầu siêu âm, là sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh chi tiết các mô mềm trong cơ thể.

  • Chụp cộng hưởng từ MRI. Sử dụng sóng radio và một từ trường mạnh, MRI cung cấp chi tiết của cả mô cứng và mềm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bàn chân phẳng?

Điều trị thường không cần thiết đối với bàn chân phẳng không gây đau.

  • Liệu pháp

Nếu lòng bàn chân phẳng gây đau đớn, bác sĩ có thể đề nghị: Dụng cụ hỗ trợ vòm (dụng cụ chỉnh hình). Dụng cụ hỗ trợ vòm không cần toa có thể giúp giảm đau do bàn chân phẳng. Bác sĩ cũng có thể đề nghị hỗ trợ vòm thiết kế tùy chỉnh, được đúc theo khuôn chân của bạn. Hỗ trợ vòm không chữa bàn chân phẳng, nhưng thường làm giảm triệu chứng. Luyện tập kéo giãn. Một số người bị bàn chân phẳng cũng có gân Achilles rút ngắn. Các bài tập căng gân có thể giúp đỡ. Giày hỗ trợ. Một đôi giày có kết cấu hỗ trợ có thể thoải mái hơn so với dép hoặc giày bình thường. Vật lý trị liệu. Bàn chân phẳng có thể góp phần tăng chấn thương ở một số vận động viên. Bác sĩ chuyên khoa vật lý có thể làm một phân tích video về cách bạn chạy để giúp cải thiện hình dạng và kỹ thuật.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật không được thực hiện để sửa bàn chân phẳng. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể tiến hành cho một số vấn đề liên quan như rách hoặc đứt gân.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với lòng bàn chân phẳng:

  • Tránh các hoạt động làm nặng thêm tình trạng của bạn.

  • Tham gia vào các hoạt động nhẹ như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi, bạn không được nhảy hay tham gia các hoạt động cần chạy.

  • Dụng cụ vòm hỗ trợ. Vòm hỗ trợ không cần toa có thể làm tăng sự thoải mái.

  • Thuốc giảm đau không cần toa có thể giúp giảm đau.

  • Giảm cân. Giảm cân có thể làm giảm áp lực trên đôi chân.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về bệnh lý bàn chân phẳng nhé.

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM