Bàn chân chữ Z - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Trong bài viết này trình bày các thông tin liên quan đến tình trạng bàn chân Z. Bàn chân chữ Z (skewfoot) là từ dùng để mô tả biến dạng bẩm sinh ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển xương bàn chân. Cùng tìm hiểu nhiều hơn trong bài viết này của eLib nhé.

Bàn chân chữ Z - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bàn chân chữ Z là gì?

Bàn chân chữ Z (skewfoot), bàn chân nghiêng hay bàn chân ngoằn ngoèo là những từ dùng để mô tả biến dạng bẩm sinh ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển xương bàn chân. Biến dạng này bao gồm gập lòng bàn chân trước, giang bàn chân giữa và khép bàn chân trước. Các người bệnh có triệu chứng thường có gân gót căng.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng bàn chân chữ Z

Các triệu chứng liên quan đến biến dạng này ở trẻ em gồm:

  • Dáng đi bất thường

  • Xương mắt cá chân, xương gót chân trật khỏi vị trí giải phẫu sinh lý bình thường

  • Xương chêm ở giữa vòm bàn chân có hình tam giác thay vì hình vuông

  • Năm xương đốt bàn chân (metatarsal bone) quay vào trong

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân bàn chân chữ Z là gì?

Dị tật này có thể xuất hiện ở trẻ mắc hội chứng rối loạn sinh tủy (myelodysplasia), có tính di truyền gia đình hoặc xuất hiện độc lập. Bệnh có nhiều thể từ nhẹ đến nặng.

Nguyên nhân chính xác gây ra dị tật này vẫn chưa được biết đến. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng bàn chân khoèo sau khi bị chỉnh quá mức có thể thành biến dạng này.

Bàn chân chữ Z vô căn có thể tồn tại lâu dài và ảnh hưởng đến các chức năng bàn chân ở tuổi vị thành niên hay người trưởng thành.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bàn chân chữ Z?

Biến dạng này rất khó được chẩn đoán ở trẻ nhỏ vì khi đó xương vẫn đang phát triển và hình dạng bàn chân chưa cố định cho đến khoảng 6 tuổi. Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể được chẩn đoán tốt hơn thông qua kết quả chụp MRI hay X-quang bàn chân.

Những phương pháp điều trị bàn chân chữ Z

Việc điều trị biến dạng bàn chân này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ khi được chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Trẻ dưới 6 tuổi có thể được chỉ định mang loại giày đặc biệt để nắn chỉnh bàn chân. Bác sĩ có thể điều trị bàn chân chữ Z vô căn ở trẻ nhỏ bằng cách bó bột nhiều lần. Can thiệp, chỉnh sửa tật khép ở bàn chân trước nhưng tránh làm lật sấp bàn chân sau. Sau đó, ghi nhận tác động của sự phát triển đối với biến dạng.

Hầu hết dị tật này sẽ tồn tại vĩnh viễn. Khi gần hết tuổi tăng trưởng, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật kéo dài gân gót kèm theo đục xương sửa trục xương gót và xương chêm theo kỹ thuật mở góc. Sau khi phẫu thuật, người bệnh phải giữ yên chân và không đi lại trong vòng 6 tuần sau đó. Sau khoảng thời gian đó, tình trạng dị tật được đánh giá lại và có khả năng cần bó bột thêm 1 tháng nữa.

Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích về bệnh lý đôi chân chữ Z nhé!

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM