Bài 2: Hàm sản xuất
Mời các bạn cùng tham khảo Bài 2: Hàm sản xuất để giúp các bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố sản xuất, hàm sản xuất... Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức phục quá trình nghiên cứu và học tập. Chúc các bạn thành công!
Mục lục nội dung
1. Các yếu tố sản xuất
Đầu vào (inputs) gồm hai nhóm L - lao động, K - vốn (máy móc, thiết bị, nguvên liệu, nhiên liệu). Đầu ra (Outputs) san lượng Q.
Sản xuất thường được xem xét trong 2 thời kỳ sau đây: ngẳn hạn......... K cố định (fixet), dài hạn - mọi yếu tố biến đổi (variable).
2. Hàm sản xuất
Hàm sản xuất biểu thị mối quan hệ kỹ thuật giữa lượng sản phẩm tối đa có thế thu được với tập hợp các yếu tổ đầu vào ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Nếu hãng chỉ sừ dụng có 2 yếu tố sản xuất là K và L thì hàm sản xuất có dạng:
Q - f(K,L)
Trong đó: Q là sản lượng đầu ra
K yếu tố đầu vào về vốn L yếu tố đầu vào về lao động
Năng suất lao động trung bình (Pa) là năng suất bình quân giữa yếu tố thu được với một đơn vị đầu vào về lao động:
Ví dụ: Có 5 lao động sản xuât ra 50 sản phâm, suy ra năng suât bình quân là: \({P_A} = \frac{{50}}{5} = 10\) sản phẩm/1 công nhân.
Năng suất lao động cận biên (Pm) là khái niệm có ý nghĩa quan trọng phản ánh mức tăng thêm của sản lượng nhờ tăng thêm một đơn vị yếu tổ đầu vào. Năng suất lao động cận biên được lý giải băng cách tô chức quá trình lao động chứ không phải là khả năng riêng của lao động
\({P_M} = \frac{{\Delta Q}}{{\Delta L}} = \frac{{\Delta f(K,L)}}{{\Delta L}} = {f_i}(K,L)\)
Quy luật năng suất cận biên có xu hướng giảm dần. Khi tăng cường sử dụng một yếu tố đầu vào này và cổ định các yếu tổ đầu vào khác thì sản lượng có thể tăng thêm đạt đến một điểm mà phần tăng thêm tiếp theo sẽ làm cho đầu ra giảm sút. Quy luật này thích ứng với một trình độ công nghệ sản xuất nhất định và chỉ liên quan đến ngắn hạn khi ít nhất một đầu vào bất biến.
3. Đường đồng sản lượng
Đường đồng sản lượng là tập hợp mọi sụ phối hợp giữa các yếu tô sản xuất đầu vào để có thể sản xuất ra cùng một mức san lượng đâu ra (Q).
Phương trình đồng sản lượng có dạng tổng quát:
Q = \(Q = a.{K^\alpha }.{L^\beta }\)
Trong đó: \({K^\alpha }.{L^\beta } = 1\)
Q là sản lượng a là tham số cho trước
Hàm sản xuất trên còn có tến là hàm Cobb Douglas, xem xét Q biến đổi như thế nào khi \(\alpha \) và \(\beta \). Nếu \(\alpha = \frac{{\% \Delta Q}}{{\% \Delta K}}\)
khi K tăng thì Q tăng và \(\% \Delta Q = \alpha .\% \Delta K\)
Tiến bộ khoa học kỳ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi để có thể áp dụng nhiều biện pháp thay thế nhau giữa các yếu tổ sản xuất. Hiệu suất quy mô sản lượng không đổi thì phương trình đồng sản lượng có dạng: Q = a.K0,5-L0,5
Nếu Q = 4 ta có các tập họp K và L như sau:
A (K = 1, L = 16)
B(K= 16, L -- 1)
C (K = 2, L = 8)
D (K = 8, L = 2)
E (K = 4, L = 4
Biểu đồ đồng sản lượng là tập họp các đường đồng sản lượng mô tả các mức đầu ra tối đa mà hãng đạt được với mọi tập hợp đầu vào.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đường đồng sản lượng:
Hãng đề ra các quyết định sản xuất có thế kết hợp linh hoạt các yếu tố đầu vào phụ thuộc vào năng lực của hãng.
Cho phép người quản lý lựa chọn các đầu vào tối ưu, và linh hoạt thav thế đầu vào giữa K và L.
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên là sự thay thế đầu vào về vốn có thê được khi sử dụng thêm một đơn vị đầu vào về lao động mà đầu ra không đổi.
Đặc điểm của đường đông sản lượng:
-
Dốc nghiêng xuống phía dưới và lõm.
-
Trên đường đồng sản lượng MRTS có xu hướng giảm dần.
-
Tỷ lệ MRTS cũng là độ dốc của đường sản lượng.
Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 2: Hàm sản xuất và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Tổ chức doanh nghiệp
- doc Bài 3: Phân tích chi phí, doanh thu và quyết định của hãng