Luận văn ThS: Áp dụng liệu pháp nhận thức cho một ca trầm cảm ở người lớn

Luận văn Áp dụng liệu pháp nhận thức cho một ca trầm cảm ở người lớn tổng quan một số nghiên cứu của các tác giả về trầm cảm ở người trưởng thành; áp dụng liệu pháp nhận thức của A.Beck trong đánh giá, chẩn đoán, can thiệp một ca lâm sàng có triệu chứng trầm cảm; đưa ra một số khuyến nghị trong việc áp dụng liệu pháp nhận thức đối với thân chủ có triệu chứng trầm cảm.

Luận văn ThS: Áp dụng liệu pháp nhận thức cho một ca trầm cảm ở người lớn

1. Mở đầu

1.1 Lí do chọn ca lâm sàng 

Ngày nay trầm cảm được coi là căn bệnh thế kỷ, rối loạn trầm cảm là hội chứng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2017) đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh xếp thứ hai trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Trong một phân tích tổng hợp của 4 nghiên cứu, bao gồm 169 bệnh nhân bị trầm cảm nặng, cho thấy kết quả tương tự đối với thuốc chống trầm cảm ba vòng và CBT. Bằng chứng cho thấy liệu pháp nhận thức là một lựa chọn thay thế hợp lý cho thuốc chống trầm cảm đối với bệnh nhân trầm cảm nhẹ đến trung bình và có thể cho bệnh nhân trầm cảm nặng hơn(Stuart J. Rupke & cs, 2006).

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng nhằm tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác dụng của liệu pháp nhận thức đối với rối loạn trầm cảm, các tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn trầm cảm.

Phương pháp quan sát lâm sàng: là một công cụ lâm sàng thuộc nhóm các phương pháp mô tả, cho phép nhà tâm lý có thể nhận diện và hiểu sâu sắc thế giới nội tâm cũng như bức tranh bên trong về vấn đề rối loạn của thân chủ thông qua các biểu hiện bên ngoài của thân chủ

Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng: nhằm mục đích đánh giá các triệu chứng trầm cảm, cảm xúc, nhận thức, hành vi cũng như các đặc điểm nhân cách của thân chủ.

Phân tích lịch sử cuộc đời: Thu thập thông tin về những sự kiện quan trọng diễn ra trong từng giai đoạn cuộc đời của bệnh nhân có liên quan đến sự xuất hiện, biểu hiện và làm tăng mức độ trầm trọng vấn đề trầm cảm của bệnh nhân.

Phương pháp trắc nghiệm bằng thang đo: Sử dụng các trắc nghiệm/thang đo tâm lý đối với các vấn đề liên quan tới trầm cảm (Beck, MMPI-II, ZUNG,...) trong quá trình chẩn đoán, cũng như đánh giá hiệu quả trước và sau can thiệp tâm lý.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp: nhằm thu thập thông tin và sắp xếp, mô tả nó theo một logic nhất định (có thể theo thời gian hoặc theo trật tự mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng).

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận

Tổng quan về rối loạn trầm cảm

  • Điểm luận một số nghiên cứu về trầm cảm ở người lớn
  • Các nghiên cứu về áp dụng liệu pháp nhận thức trong can thiệp trầm cảm ở người lớn

Một số vấn đề lý luận về trầm cảm

  • Khái niệm trầm cảm
  • Các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm điển hình

Các phương pháp đánh giá lâm sàng và can thiệp rối loạn trầm cảm 

  • Các phương pháp đánh giá lâm sàng 
  • Các phương pháp, kỹ thuật can thiệp rối loạn trầm cảm

2.2 Kết quả nghiên cứu

Những thông tin chung về thân chủ

  • Thông tin hành chính
  • Lý do thăm khám/ lời yêu cầu 
  • Hoàn cảnh gặp gỡ 
  • Ấn tượng chung về thân chủ

Các vấn đề đạo đức

  • Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng
  • Đạo đức trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thực hiện quy trình đánh giá
  • Đạo đức trong can thiệp trị liệu 

Đánh giá

  • Mô tả vấn đề
  • Kết quả đánh giá lâm sàng
  • Định hình trường hợp

Lập kế hoạch can thiệp

  • Xác định mục tiêu
  • Kế hoạch can thiệp

Thực hiện can thiệp

  • Phiên thứ 1 
  • Phiên thứ 2 
  • Phiên thứ 3
  • Phiên thứ 4
  • Phiên thứ 5 
  • Phiên thứ 6
  • Phiên thứ 7 
  • Phiên thứ 8

Đánh giá hiệu quả can thiệp

  • Cách thức và các công cụ lâm sàng đã sử dụng để đánh giá
  • Kết quả đánh giá

Kết thúc ca và theo dõi sau can thiệp

  • Tình trạng hiện thời của thân chủ
  • Kế hoạch hỗ trợ tiếp theo

Bàn luận chung

  • Bàn luận về ca lâm sàng 
  • Tự đánh giá về chất lượng can thiệp trị liệu

3. Kết luận 

Luận văn khoa học nhằm giải quyết các nhiệm vụ như tổng quan một số nghiên cứu của các tác giả về trầm cảm ở người trưởng thành; áp dụng liệu pháp nhận thức của A. Beck trong đánh giá, chẩn đoán và can thiệp một ca lâm sàng có triệu chứng trầm cảm. Sau quá trình nghiên cứu tài liệu, thực hành can thiệp đã đạt được một số các nhiệm vụ như đã trình bày. Đưa ra được các tổng quan về nghiên cứu trầm cảm tại Việt Nam và trên thế giới. Trong đó các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu dừng lại ở việc điều tra thực trạng số liệu về rối loạn trầm cảm, chưa có một nghiên cứu nào ứng dụng thực tiễn trị liệu đối với rối loạn trầm cảm. Trong thực hành ca lâm sàng, liệu pháp nhận thức đã được áp dụng và đạt được những hiệu quả nhất định. Trong đó nổi bật là hiệu quả đối với sử dụng kỹ thuật nhận diện các ý nghĩ tự động; kỹ thuật kiểm nghiệm lại các ý nghĩ tự động. Thân chủ đã có khả năng nhận biết những ý nghĩ tự động trong các tình huống cụ thể khi thân chủ giao tiếp cùng mọi người xung quanh và có khả năng để tự mình kiểm nghiệm lại những ý nghĩ này có thực tế hay chỉ là sự nhạy cảm thái quá ở bản thân.

4. Tài liệu tham khảo

Bennett, P. (2003), Tâm lý học lâm sàng và dị thường (Abnormal and Clinical Psychology: An Introductory Textbook), Nguyễn Sinh Phúc và cộng sự dịch.

Bùi Quang Huy (2016), Rối loạn trầm cảm, Nxb y học.

Corsini, R.J & Wedding, D. (2008) Tâm lý trị liệu đương đại (Current Psychotherapies), Hoàng Thị Nam Phương, Nguyễn Thị Minh Hằng & Nguyễn Việt Hoàng dịch.

Beck (1976), Tâm lý trị liệu đương đại (Current Psychotherapies), Hoàng Thị Nam Phương, Nguyễn Thị Minh Hằng & Nguyễn Việt Hoàng dịch....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học trên ---

Ngày:12/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM