Thuốc Albiglutide - Điều trị bệnh tiểu đường
Thuốc albiglutide kết hợp với tập luyện và chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát lượng đường cao trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Cùng eLib.VN tìm hiểu về tác dụng, công dụng, liều dùng cũng như một số lưu ý cảnh báo của thuốc nhé.
Mục lục nội dung
Tên hoạt chất: albiglutide
Phân nhóm: thuốc trị bệnh tiểu đường
1. Công dụng thuốc albiglutide
Công dụng thuốc albiglutide là gì?
Thuốc albiglutide kết hợp với tập luyện và chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát lượng đường cao trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin).
Việc kiểm soát lượng đường cao trong máu giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề về thần kinh, đoạn chi và các vấn đề về chức năng tình dục. Kiểm soát bệnh tiểu đường đúng cách cũng có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Albiglutide tương tự như một loại hormone tự nhiên trong cơ thể (incretin), hoạt động bằng cách giải phóng insulin để đáp ứng với lượng đường trong máu cao (chẳng hạn như sau bữa ăn) và giảm lượng đường mà gan tạo ra. Tuy nhiên, albiglutide không thể thay thế insulin nếu bạn cần điều trị bằng insulin.
2. Liều dùng thuốc albiglutide
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc albiglutide cho người lớn như thế nào?
Liều thông thường cho người lớn bị tiểu đường tuýp 2:
Liều ban đầu: bác sĩ sẽ tiêm dưới da cho bạn 30mg, 1 lần/tuần.
Nếu khả năng đáp ứng đường huyết không đủ, bác sĩ có thể tăng liều lên 50mg.
Liều duy trì: 30–50mg tiêm dưới da, 1 lần/tuần.
Đối với người bị suy thận nhẹ, trung bình hoặc nặng (eGFR 15–89 ml/phút/1,73m2): không nên điều chỉnh liều, bạn nên cẩn thận khi dùng ở liều bắt đầu hoặc khi tăng liều.
Liều dùng thuốc albiglutide cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng dành cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.
3. Cách dùng thuốc albiglutide
Bạn nên dùng thuốc albiglutide như thế nào?
- Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ dùng cồn để làm sạch chỗ tiêm. Với mỗi lần tiêm, bác sĩ sẽ tiêm ở một vị trí khác nhau để giảm bớt tổn thương dưới da.
- Thông thường, bác sĩ sẽ tiêm thuốc này dưới da ở đùi, bụng hoặc cánh tay thường mỗi 7 ngày. Không thể tiêm thuốc vào tĩnh mạch hoặc cơ.
- Nếu bạn đang tiêm insulin, bác sĩ sẽ tiêm albiglutide vào những khoảng thời gian khác nhau.
- Cả hai thuốc tiểu đường này có thể được tiêm trong cùng một khu vực của cơ thể, nhưng vị trí tiêm không nên nằm cạnh nhau.
- Liều dùng của thuốc sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng điều trị của bạn. Bác sĩ sẽ bắt đầu từ liều thấp trước để giảm nguy cơ tác dụng phụ ở dạ dày/bụng và từ từ tăng liều.
- Bạn phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kì điều gì bạn không rõ liên quan đến việc dùng thuốc.
- Thông báo cho bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn (như lượng đường trong máu vẫn ở mức cao hoặc tăng).
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
- Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
- Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
- Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
4. Tác dụng phụ thuốc albiglutide
Thuốc albiglutide có thể gây ra tác dụng phụ gì?
- Bạn có thể bị đau tại chỗ tiêm, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau dạ dày. Nếu bất kỳ tác dụng nào trong số này kéo dài hoặc xấu đi, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết kịp thời.
- Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm: dấu hiệu của các vấn đề về thận (chẳng hạn như thay đổi lượng nước tiểu).
- Đi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ rất nghiêm trọng, bao gồm: các dấu hiệu viêm tụy (như buồn nôn/nôn kéo dài, đau bụng/đau bụng dữ dội).
- Mặc dù albiglutide thường không gây ra lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), lượng đường trong máu thấp có thể xảy ra nếu thuốc này được kê đơn với các thuốc trị tiểu đường khác. Do đó, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về việc liệu (các) liều thuốc tiểu đường khác của bạn có cần phải giảm không. Uống nhiều rượu, không bổ sung đủ calo từ ăn uống hoặc tập thể dục nặng cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp. Các triệu chứng có thể bao gồm đổ mồ hôi đột ngột, run rẩy, nhịp tim nhanh, đói, mờ mắt, chóng mặt, nhức đầu hoặc ngứa tay/chân.
- Bạn nên tạo thói quen mang theo viên ngậm glucose để điều trị lượng đường trong máu thấp. Nếu bạn không có sẵn viên ngậm này, hãy nhanh chóng ăn đường, mật ong, kẹo, uống nước trái cây hoặc soda để làm tăng đường huyết. Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức về phản ứng và việc sử dụng các sản phẩm này. Để giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp, bạn hãy ăn đúng giờ và không bỏ bữa. Kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ để biết chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn bỏ bữa.
- Các triệu chứng của lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) bao gồm khát nước, đi tiểu nhiều, nhầm lẫn, buồn ngủ, đỏ bừng, thở nhanh và mùi hơi thở trái cây. Nếu các triệu chứng này xảy ra, hãy nói với bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể cần điều chỉnh (các) thuốc trị tiểu đường của bạn.
- Một phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc này là rất hiếm. Tuy nhiên, hãy nhờ trợ giúp y tế ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở.
- Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng khi dùng thuốc albiglutide
Trước khi dùng thuốc albiglutide, bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi dùng thuốc albiglutide, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc Bạn đang gặp bất kì vấn đề nào về sức khỏe như bệnh thận, bệnh về tuyến tụy (viêm tụy), chứng rối loạn dạ dày/ruột cụ thể Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kì con vật nào Bạn đang mang thai hoặc cho con bú Bạn chuẩn bị phẫu thuật hoặc nhổ răng.
- Bạn có thể bị mờ mắt, chóng mặt hoặc buồn ngủ do lượng đường trong máu cực thấp hoặc cao. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi sự tỉnh táo hoặc tập trung cho đến khi chắc chắn rằng bạn có thể thực hiện các hoạt động đó an toàn.
- Bạn có thể khó kiểm soát lượng đường trong máu khi cơ thể bị căng thẳng (do sốt, nhiễm trùng, chấn thương hoặc phẫu thuật). Tham khảo ý kiến bác sĩ vì bạn có thể được yêu cầu thay đổi kế hoạch điều trị, thuốc hoặc xét nghiệm đường huyết.
- Tiêu chảy hoặc nôn mửa nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ mất nước nặng và có thể làm suy giảm chức năng thận của bạn với thuốc này. Nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài hoặc nôn, hãy báo ngay cho bác sĩ. Để ngăn ngừa mất nước, bạn hãy uống nhiều nước trừ khi bác sĩ chỉ dẫn bạn cách khác.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)
- Khi mang thai, thuốc này chỉ nên được sử dụng khi cần thiết. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai. Mang thai có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh tiểu đường. Thảo luận với bác sĩ để quản lý lượng đường trong máu của bạn trong khi mang thai. Bác sĩ có thể thay đổi kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường trong thai kỳ của bạn (chẳng hạn như chế độ ăn uống và thuốc, bao gồm cả insulin).
- Không biết thuốc này có đi vào sữa mẹ không, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú.
6. Tương tác thuốc albiglutide
Thuốc albiglutide có thể tương tác với thuốc nào?
- Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
- Thuốc chẹn beta (như metoprolol, propranolol, thuốc nhỏ mắt tăng nhãn áp như timolol) có thể ngăn chặn nhịp tim nhanh khi lượng đường trong máu giảm quá thấp (hạ đường huyết). Các triệu chứng khác của lượng đường trong máu thấp, chẳng hạn như chóng mặt, đói hoặc đổ mồ hôi, không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc này.
- Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, khiến việc kiểm soát bệnh khó khăn hơn. Trước khi bạn bắt đầu, dừng hoặc thay đổi bất kỳ loại thuốc nào, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về ảnh hưởng của thuốc đến lượng đường trong máu của bạn. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo chỉ dẫn và chia sẻ kết quả với bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn có triệu chứng của lượng đường trong máu cao hoặc thấp. Bác sĩ có thể cần phải điều chỉnh thuốc trị tiểu đường, chương trình tập thể dục hoặc chế độ ăn uống.
Thuốc có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
- Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc?
- Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
7. Bảo quản thuốc albiglutide
Bạn nên bảo quản thuốc albiglutide như thế nào?
Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
8. Dạng bào chế thuốc albiglutide
Thuốc albiglutide có những dạng nào?
Thuốc albiglutide có dạng bột tiêm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc albiglutide. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc. Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn nhất.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Alimemazine - Điều trị các triệu chứng dị ứng
- doc Thuốc Alclometasone - Điều trị một loạt các bệnh về da
- doc Thuốc Albendazole - Điều trị nhiễm sán dây
- doc Thuốc Alteplase - Điều trị chứng huyết khối ở phổi
- doc Thuốc Alprenolol - Điều trị bệnh tăng huyết áp, đau thắt ngực và loạn nhịp tim
- doc Thuốc Ajmaline - Điều trị bệnh tim mạch
- doc Thuốc AjuAkinol - Điều trị mụn trứng cá
- doc Thuốc Akurit 4® - Điều trị cả lao phổi và lao ngoài phổi
- doc Thuốc Alastin® - Giảm triệu chứng của dị ứng theo mùa
- doc Thuốc Alaway® - Điều trị các cơn ngứa, đau mắt
- doc Thuốc Alaxan® - Điều trị giảm đau xương khớp
- doc Thuốc Albendazol STADA® 200mg - Điều trị các bệnh nhiễm giun
- doc Thuốc Albis® - Điều trị loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản
- doc Thuốc Albothyl® - Điều trị tổn thương âm đạo, cổ tử cung
- doc Thuốc Albumin - Điều trị tình trạng sốc do mất máu, bỏng, giảm protein
- doc Thuốc Albutein® - Điều trị hư thận cấp
- doc Thuốc Albuterol - Điều trị và ngăn ngừa co thắt phế quản
- doc Thuốc Albuterol + Ipratropium - Điều trị các bệnh co thắt phế quản
- doc Thuốc Alcaftadine - Ngăn ngừa tình trạng ngứa mắt do dị ứng
- doc Thuốc Alpha Chymotrypsin - Điều trị kháng viêm
- doc Thuốc Alclav forte dry syrup - Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Alclofenac - Điều trị sốt, đau, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp
- doc Thuốc Alcuronium - Điều trị giãn cơ trong gây mê
- doc Thuốc Aldesleukin - Điều trị thể nặng của ung thư thận, ung thư da
- doc Thuốc Aldozen - Tác dụng kháng viêm, chống phù nề, tan máu bầm
- doc Thuốc Alpha Choay - Điều trị các tình trạng phù nề sau chấn thương
- doc Thuốc Alpha lipoic acid - Điều trị bệnh đái tháo đường
- doc Thuốc Alizapride - Điều trị và ngăn ngừa chứng buồn nôn
- doc Thuốc Almitrine - Điều trị trong môi trường thiếu oxy cấp
- doc Thuốc Allylestrenol - Phòng ngừa nguy cơ sẩy thai
- doc Thuốc Alectinib - Điều trị ung thư phổi
- doc Thuốc Alemtuzumab - Điều trị ung thư máu
- doc Thuốc Alendronate Sodium + Colecalciferol - Điều trị loãng xương
- doc Thuốc Aleve-D® Sinus&Cold - Giảm các triệu chứng cảm lạnh, viêm xoang và cúm
- doc Thuốc Alfacalcidol - Điều trị chứng thiếu hụt vitamin D
- doc Thuốc Alfachim® - Điều trị các trường hợp phù nề sau chấn thương
- doc Thuốc Alfentanil - Giảm đau
- doc Thuốc Alfuzosin - Điều trị các triệu chứng của tuyến tiền liệt
- doc Thuốc Aliskiren – Amlodipine - Điều trị huyết áp cao, đột quỵ, đau tim
- doc Thuốc Aliskiren + Amlodipine + Hydrochlorothiazide - Điều trị cao huyết áp
- doc Thuốc Aliskiren Fumarate - Điều trị tăng huyết áp, đột quỵ
- doc Thuốc Alitretinoin - Điều trị vết loét da
- doc Thuốc Alka Seltzer Plus® Day Cold & Flu - Điều trị cảm lạnh, cảm cúm
- doc Thuốc Alka-Seltzer Plus® Severe Cold & Flu Formular - Điều trị cảm lạnh, cảm cúm
- doc Thuốc Alka-Seltzer® - Điều trị khó tiêu
- doc Thuốc Allatoin - Điều trị nứt da
- doc Thuốc Allegra-D® - Giảm triệu chứng dị ứng
- doc Thuốc Allegra-D® Allergy & Congestion - Điều trị các triệu chứng dị ứng
- doc Thuốc Allegra® Allergy - Giảm các triệu chứng dị ứng
- doc Thuốc Allerfar - Điều trị các trường hợp dị ứng
- doc Thuốc Allergex - Điều trị viêm mũi dị ứng
- doc Thuốc Allopurinol - Điều trị bệnh gút và một số loại sỏi thận
- doc Thuốc Allopurinol-Lesinurad - Giảm lượng axit uric
- doc Thuốc Alminoprofen - Giảm đau, kháng viêm
- doc Thuốc Almitrine + Raubasine - Điều trị thiếu máu não
- doc Thuốc Almotriptan - Điều trị chứng đau nửa đầu, giảm đau đầu
- doc Thuốc Alopexy® - Điều trị chứng rụng tóc
- doc Thuốc Aloxiprin - Điều trị chứng đau nhức và sưng viêm
- doc Thuốc Alpha Betic® - Điều trị tiểu đường, giảm cân
- doc Thuốc Alphalysosine® - Điều trị viêm, phù nề sau phẫu thuật, bệnh tai mũi họng
- doc Thuốc Alphaton – G® - Bổ sung vitamin và muối khoáng cho cơ thể
- doc Thuốc Alprazolam - Điều trị chứng rối loạn lo âu
- doc Thuốc Alprostadil - Điều trị rối loạn chức năng tình dục ở nam giới
- doc Thuốc Altamin - Điều trị đái tháo đường, viêm gan
- doc Thuốc Altretamine - Điều trị bệnh ung thư buồng trứng
- doc Thuốc Alumina - Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, dư axit trong dạ dày
- doc Thuốc Aluvia - Điều trị cho người nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV-1)
- doc Thuốc Alverin - Điều trị sưng phù và cơn đau co thắt ở phần dạ dày dưới
- doc Thuốc Alvesin - Điều trị thiếu protein
- doc Thuốc Alvimopan - Điều trị cho những bệnh nhân phẩu thuật ruột
- doc Thuốc Alvityl® Comprimé - Cung cấp vitamin, giúp giảm mệt mỏi
- doc Thuốc Alzepil - Điều trị triệu chứng suy giảm trí nhớ